'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM vừa báo cáo UBND thành phố danh mục các dự án cần thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, có 12 dự án cần thu hồi đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2022.
Hầu hết trong số này là thu hồi đất để triển khai các dự án hạ tầng giao thông, trụ sở cơ quan Nhà nước và trường học. Chỉ có 1 dự án xây mới chung cư cũ đã tháo dỡ là Khu dân cư trung tâm Sài Gòn (Saigon Downtown Residence) tại số 23 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1 của Công ty CP Địa ốc Downtown.
Có 18 dự án cần thu hồi đất và có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, trong đó có 9 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa.
Trong danh mục này, phần lớn là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của Thành phố như: Đường Vành đai 3 (đoạn qua các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh và TP. Thủ Đức); cao tốc TP. HCM – Mộc Bài (cần thu hồi 204ha và chuyển mục đích sử dụng đất lúa 148ha tại huyện Củ Chi).
Có 33 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha và 2 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên 10ha.
Chiếm đa số diện tích đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong danh mục này là dành cho các doanh nghiệp bất động sản đầu tư xây dựng dự án nhà ở.
Hai dự án có diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lúa hơn 10ha là: Khu dân cư Nhơn Đức Nhà Bè (huyện Nhà Bè) của Công ty CP Bất động sản Nhà Bè và Khu dân cư Tân Túc (huyện Bình Chánh) của Công ty CP SX TM Inox Nguyễn Minh.
Ngoài ra, còn có 27 dự án cần điều chỉnh diện tích thu hồi đất và điều chỉnh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lúa. Nguyên nhân là khi triển khai lập kế hoạch sử dụng đất, UBND quận, huyện sử dụng diện tích phê duyệt dự án. Nhưng sau khi đo đạc, cắm ranh thu hồi đất thực địa thì diện tích đất thực tế có thay đổi.
Về nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết có 9 quận, huyện báo cáo với tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa là 1.141,11ha.
Trong đó, hai huyện vùng ven TP. HCM có diện tích đất trồng lúa có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng lớn là huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn. Tiếp đó là huyện Bình Chánh, huyện Cần Giờ, TP. Thủ Đức. Các quận, huyện còn lại có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 17ha.
Nếu được Hội đồng nhân dân thành phố khóa X thông qua trong kỳ họp chuyên đề tới đây, thành phố sẽ thu hồi 768ha đất và cho chuyển mục đích sử dụng gần 1.500ha đất trồng lúa.
Đáng chú ý, UBND TP. HCM vừa ban hành quyết định về hệ số điều chỉnh giá đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lấy ý kiến người dân có thu hồi đất trên địa bàn thành phố năm 2022. Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/8/2022. Theo đó, đối với đất nông nghiệp, mức cao nhất gấp 35 lần bảng giá đất do Nhà nước ban hành.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.