Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.
Ngày 23/3, hội đồng nhân dân TP. HCM khóa IX tổ chức kỳ họp thứ 24. Tại kỳ họp, các đại biểu đã biểu quyết thông qua nghị quyết về điều chỉnh hủy dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 của quận 2, 9 và Thủ Đức; giao chỉ tiêu dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021 cho TP. Thủ Đức.
Trước đó, TP. HCM giao quận 2 thu ngân sách hơn 3.830 tỷ đồng, quận 9 thu ngân sách hơn 2.240 tỷ đồng, quận Thủ Đức thu ngân sách hơn 2.250 tỷ đồng.
Sau khi hủy dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2021 của quận 2, 9 và Thủ Đức, TP. HCM giao chỉ tiêu dự toán thu ngân sách cho TP. Thủ Đức năm 2021 là hơn 8.327 tỷ đồng và chi ngân sách là hơn 3.155 tỷ đồng. Số bổ sung từ ngân sách TP. HCM cho ngân sách TP. Thủ Đức là 1.990 tỷ đồng.
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương, ngân sách TP. HCM và ngân sách TP. Thủ Đức gồm: thuế giá trị gia tăng thu từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh do cơ quan thuế TP. Thủ Đức thu; thuế thu nhập doanh nghiệp từ khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh do cơ quan thuế TP. Thủ Đức thu; tiền chậm nộp phát sinh từ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương, ngân sách TP. HCM và ngân sách TP. Thủ Đức.
Tỷ lệ phân chia cụ thể như sau: ngân sách trung ương 82%, ngân sách TP. HCM 0% và ngân sách TP. Thủ Đức 18%.
Riêng khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình được phân chia giữa ngân sách cấp TP. Thủ Đức và ngân sách cấp phường theo tỷ lệ ngân sách cấp TP. Thủ Đức 80%, ngân sách cấp phường 20%.
Về quy hoạch chung TP. Thủ Đức đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ TP. Thủ Đức (bao gồm tổng diện tích đất của 3 đơn vị hành chính quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức trước đây) với diện tích khoảng 21.156ha, lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000.
Về tính chất đô thị, TP. Thủ Đức hình thành và phát triển trên hệ thống mạng lưới đô thị quốc gia, là đô thị loại I trực thuộc TP. HCM. TP. Thủ Đức là trung tâm hạt nhân phát triển các hoạt động kinh tế tri thức, phát triển kinh tế sáng tạo…
Hiện nay, dân số thường trú tại TP. Thủ Đức là hơn 1 triệu người. Dự báo đến năm 2030, dân số cư trú sẽ đạt mức 1,5 triệu người; đạt từ 1,9-2,2 triệu người vào năm 2040; đạt mức 3 triệu người vào năm 2060. Quy hoạch đô thị sẽ tính toán cho mức dân số tối đa để chuẩn bị cho nhu cầu tương lai.
TP. Thủ Đức sẽ thực thi các dự án chủ lực tạo thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo gồm: dự án công viên phần mềm Quang Trung Thủ Đức, viện công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo (Sở Khoa học và Công nghệ), trung tâm tính toán hiệu năng cao, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo lớn, viện nghiên cứu tiên tiến (Đại học Quốc gia TP. HCM), trung tâm nghiên cứu và sản xuất dược phẩm, khu thực nghiệm công nghệ cao.
Trong khi đó, hạ tầng tài chính - thương mại gồm 3 cấu phần: trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM (Thủ Thiêm), trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế (Thủ Thiêm), hệ thống siêu thị và bán lẻ thông minh.
Hạ tầng xã hội gồm 7 cấu phần: hệ thống trường mầm non, trường phổ thông, trường nghề chất lượng cao; hệ thống các bệnh viện, đạt chuẩn quốc tế; hệ thống các không gian mở ngoài trời và các hành lang sinh thái; nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch (Thủ Thiêm); công viên lịch sử văn hóa dân tộc; sân golf Thủ Đức; trung tâm thể thao Rạch Chiếc; quảng trường Hồ Chí Minh (Thủ Thiêm).
Cơ sở hạ tầng của một đô thị thông minh được hình thành gồm 4 lớp chức năng là lớp hạ tầng tự nhiên, lớp hạ tầng xây dựng, lớp hạ tầng công nghệ số và lớp hạ tầng dịch vụ thông minh.
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.