Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 12/1, Thường trực Ban bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Quốc hội làm việc với TP. HCM về kết quả thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội và kết luận 21 của Bộ Chính trị.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, việc ban hành kết luận 21 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54 của Quốc hội là thời cơ hết sức quan trọng, là sự đột phá về thể chế đối với sự phát triển của thành phố.
Theo ông Nhân, việc thực hiện các nội dung đề án theo tinh thần Nghị quyết 54 của Quốc hội giúp TP. HCM nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của thành phố trong việc quyết định phân bổ ngân sách thành phố, phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm A sử dụng ngân sách thành phố, ban hành các mức phí cần thiết phù hợp với đặc điểm và nhu cầu của thành phố…
Cũng theo người đứng đầu Đảng bộ TP, việc ủy quyền của Chủ tịch UBND TP cho Chủ tịch UBND cấp huyện, giám đốc các sở làm cho các quyết định được thực hiện gần cơ sở hơn, nhanh hơn, vì vậy có hiệu quả thực tế cao hơn.
Đặc biệt, việc thực hiện thu nhập tăng thêm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước thành phố đã khuyến khích, tạo thêm động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc sáng tạo, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, theo Bí thư Nhân, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 54 của Quốc hội là vấn đề mới, khó, chưa có tiền lệ thực hiện. Chính vì vậy, công tác chuẩn bị, xây dựng, triển khai các nội dung đều phải thực hiện thận trọng, đảm bảo quy trình và thẩm quyền; một số vấn đề mới, phức tạp, có tác động lớn, lâu dài, khi triển khai cụ thể cần nghiên cứu kỹ trước khi xem xét, quyết định.
Ông Nhân dẫn chứng bằng việc thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức. Theo ông, chủ trương này được HĐND TP thông qua từ tháng 3, tuy nhiên để đảm bảo sự chặt chẽ, hiệu quả, đến giai đoạn cuối năm thành phố mới triển khai.
Song cũng có đề án phát huy được tác dụng trong thời gian ngắn như việc điều chỉnh thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Việc này giúp điều tiết hành vi và tăng thu cho ngân sách.
Tham dự hội nghị có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương; ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Đánh giá kết quả 1 năm thực hiện Kết luận 21 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54, Bí thư Nhân cho biết, TP. HCM đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng do thời gian áp dụng các giải pháp mới còn ngắn nên chưa tác động mạnh mẽ đến quá trình xây dựng và phát triển thành phố.
“Năng lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là khả năng phát hiện, đề ra biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, trách nhiệm. Trình độ, năng lực chuyên môn, lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ thành phố vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu của tình hình mới. Công tác cán bộ còn thiếu đồng bộ, quản lý, đánh giá cán bộ còn lúng túng, chậm, chưa thực chất”, ông Nhân nói.
Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM kiến nghị với Ban Bí thư cho phép thành phố được thực hiện thí điểm chủ động đào tạo lý luận chính trị trình độ cao cấp tại Học viện cán bộ TP. HCM. Đồng thời xem xét chấp thuận mở rộng đối tượng đào tạo cao cấp lý luận chính trị đến cán bộ đương nhiệm bí thư, phó bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo đài, nhà xuất bản; cán bộ thuộc khối nội chính…
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong cũng kiến nghị hàng loạt vấn đề lên Trung ương, trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông, khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận ủy quyền cho Bộ Xây dựng phê duyệt phạm vi, ranh giới, diện tích khu vực 4,3ha (được xác định nằm ngoài ranh quy hoạch) để thành phố triển khai các chính sách đền bù, hỗ trợ cho 321 hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng, nhằm tạo sự đồng thuận cao nhất của người dân khi triển khai thực hiện.
Cũng liên quan đến Thủ Thiêm, ông Phong kiến nghị Chính phủ cho thành phố tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Khu phức hợp thông minh” tại Khu chức năng số 2a trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm với quy mô giảm từ 10 lô đất, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2,11 tỷ USD giảm còn 6 lô đất, dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 900 triệu USD.
Việc điều chỉnh là do các lô còn lại đang vướng giải phóng mặt bằng. Đồng thời, xin rút gọn thành phần nhà đầu tư tham gia dự án từ 7 xuống còn 4 nhà đầu tư (thuộc Tập đoàn Lotte) thực hiện dự án.
Đối với dự án đầu tư xây dựng 1.330 căn hộ tại khu dân cư 38,4 ha phường Bình Khánh, quận 2 (nằm trong chương trình 12.500 căn hộ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm), UBND TP. HCM đề xuất cho phép thành phố đàm phán với nhà đầu tư để không thực hiện việc thanh toán và mua lại quỹ nhà; chủ đầu tư tiếp tục phát triển dự án theo quy hoạch trên khu đất được giao mặt bằng với mục tiêu xây dựng nhà ở thương mại.
Ngoài ra, UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hiện nay và giảm ùn tắc giao thông.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.