'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
UBND TP. HCM vừa tổ chức phiên họp tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp tháng 11/2022.
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai, thu ngân sách 10 tháng ước thực hiện hơn 392.790 tỷ đồng, đạt 101,61% dự toán năm và tăng 22,33% so với cùng kỳ. Trong 10 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt gần 900.000 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, tình hình thị trường xăng dầu tiếp tục khó khăn, thị trường chứng khoán ảm đạm, tỷ lệ giải ngân đầu tư công chưa đạt như kỳ vọng.
Sản xuất công nghiệp hàng tháng đang có sự sụt giảm do tác động tiêu cực từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị ảnh hưởng, sức mua toàn cầu giảm…
TS Trần Du Lịch cho rằng thời điểm này, cả nước cũng như TP. HCM phải đương đầu nhiều vấn đề lớn. Từ quý IV/2022 đến năm 2023, dự báo kinh tế toàn cầu rất khó khăn, xu hướng suy thoái, lạm phát thấy rõ. Việc này sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của TP. HCM.
TS Trần Du Lịch nhận định, TP. HCM đang là điểm nóng, khi mà Chính phủ đang tiến hành những biện pháp cần thiết để ổn định thị trường tài chính, bất động sản. Những biện pháp này trong ngắn hạn sẽ tác động không thuận lợi đến thị trường, tâm lý chờ đợi của nhà đầu tư.
Đáng chú ý, nếu dòng vốn của nền kinh tế chững lại thì sẽ ảnh hưởng không chỉ 2023 mà cả năm 2024. Độ nhạy của TP. HCM hơn cả nước rất nhiều về mặt tích cực và tiêu cực.
Từ đó, ông Lịch cho rằng năm 2023 TP. HCM nên tập trung các nội dung của chương trình phục hồi kinh tế; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hộ kinh doanh thông qua cơ chế rà lại tất cả quy định về miễn giảm thuế, lệ phí hỗ trợ lãi suất cho vay...
Đồng thời chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính xử lý các vấn đề phát sinh trên thị trường tài chính; đẩy nhanh tiến độ các dự án thuộc nội dung chương trình đột phá về kinh tế số, chính quyền số...
Theo TS Trương Minh Huy Vũ, thành viên Tổ tư vấn chính sách TP. HCM, thành phố cần nhìn thẳng, trực diện vào tình hình đang xấu đi đột ngột từ tháng 9/2022 tới nay, bởi một số yếu tố tác động như việc xử lý sai phạm của các tập đoàn, ngân hàng có quy mô tài sản lớn; áp lực trả nợ trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.
Theo uớc tính, giá trị trái phiếu đáo hạn trong 6 tháng đầu năm 2023 là khoảng 150.000 tỷ, áp lực trả nợ lớn cho các doanh nghiệp phát hành.
Ông Vũ kiến nghị TP. HCM cần khôi phục niềm tin của thị trường vào khả năng điều hành, kiểm soát. Trong thẩm quyền của mình, thành phố có thể phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để minh bạch hơn đối với hoạt động của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu lớn trên địa bàn.
Theo Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi, Chính phủ vừa trình Quốc hội kế hoạch thu ngân sách năm 2023 của TP. HCM là 469.000 tỷ đồng, cao hơn 80.000 tỷ đồng so với năm kế hoạch năm 2022. Trong bối cảnh kinh tế quý IV có dấu hiệu sụt giảm và chững lại một số mặt, thì việc thu ngân sách như vậy trong năm 2023 cũng là một thách thức.
Chủ tịch UBND TP. HCM cũng nhắc đến những yếu tố bất lợi, như trong tháng 10 tại TP. HCM xuất hiện những tình huống liên quan đến Ngân hàng SCB, tác động trực tiếp đến thị trường tài chính, bất động sản, tình hình an ninh trên địa bàn. Hoặc việc thiếu xăng dầu cũng tạo tâm lý thiếu tin tưởng, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, đời sống người dân.
Bên cạnh đó là tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công rất thấp, mới đạt khoảng 29% trong khi cả nước đạt gần 50%.
TP. HCM cũng chuẩn bị để khởi công các công trình lớn trong tháng 12, như nút giao An Phú, đường Trần Quốc Hoàn, phối hợp khởi công nhà ga T3, khởi động lại những công trình kéo dài như cầu Long Kiểng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.