Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sở Giao thông Vận tải TP. HCM vừa có văn bản gửi Sở Du lịch TP. HCM và các sở ngành liên quan tỉnh Tiền Giang, Bến Tre về tổ chức khai thác tuyến vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy tầm xa từ TP. HCM đi hai địa phương này.
Theo đó, tuyến tàu cao tốc vận chuyển khách du lịch từ TP. HCM đến tỉnh Tiền Giang cự ly khoảng 110 km, đến tỉnh Bến Tre cự ly khoảng 120 km và ngược lại.
Hướng hành trình cụ thể là từ bến Bạch Đằng (quận 1) hoặc cảng Sài Gòn, Nhà Rồng (quận 4) – sông Sài Gòn – sông Nhà Bè - sông Soài Rạp – sông Vàm Cỏ (hoặc theo hướng kênh Nước Mặn – sông Cần Giuộc) – kênh Chợ Gạo – sông Tiền – đến cảng, bến thủy nội địa thuộc tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bến Tre và ngược lại.
Hai tuyến vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy tầm xa từ TP. HCM đi tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và ngược lại dự kiến được khai thác trong quý III/2022.
Phương tiện sử dụng là tàu cao tốc có sức chở 75 - 151 khách/tàu. Dự kiến có 3 doanh nghiệp khai thác với khoảng 6 tàu. Thời gian vận hành là 6- 18 giờ hằng ngày.
Đơn vị khai thác dự kiến là Công ty TNHH Sài Gòn tourist, Công ty TNHH Công nghệ xanh DP, Công ty TNHH Thường Nhật. Mỗi đơn vị sẽ đưa 2 tàu vào hoạt động. Giá cước vận chuyển do các đơn vị thống nhất trên cơ sở bảo đảm bình ổn giá thực tế.
Trên cơ sở khảo sát thực tế, kết nối các khu du lịch, sản phẩm du lịch, cảng bến và đề xuất của cơ quan chức năng các tỉnh, đơn vị khai thác sẽ bổ sung, hoàn chỉnh hướng hành trình tuyến, thời gian hoạt động cho phù hợp nhu cầu phục vụ du khách.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.