Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Với mạng lưới chợ, cửa hàng, siêu thị dày đặc, việc mua thực phẩm ở TP. HCM chưa bao giờ là nỗi lo của các cá nhân, hộ gia đình.
Lấy kinh nghiệm từ các đợt phòng chống Covid- 19 trước đó, rất nhiều gia đình ở các quận chỉ mua thực phẩm dự trữ vừa đủ dùng trong một vài ngày.
Nhưng đợt dịch lần này khác những lần trước. Bà Nguyễn Thị Dung, ngụ ở Quận 8 kể: “Dạo này dịch bệnh nên vài ngày tôi mới đi chợ 1 lần. Ghé chợ Rạch Ông, thấy chỉ còn vài sạp bán, giá rau, giá thịt thứ gì cũng mắc hơn 1 tuần trước từ vài nghìn đến vài chục nghìn”.
Kháo sát của phóng viên VietnamFiance cho thấy giá rau cải ở các chợ dân sinh đã tăng từ 30 lên 40 nghìn mỗi kg, tính về giá chỉ thêm 10 nghìn, có nghĩa đã tăng hơn 25% giá trị. Tương tự như vậy, hàng thịt, hàng cá giảm số lượng quầy sạp thì giá bán lẻ cũng tăng lên.
Cùng với giá thực phẩm, giá gas cũng tăng. Chiều 30/6, Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) thông báo, từ ngày 1/7, giá gas tăng 2.500 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương 30.000 đồng/bình 12kg. Giá bán lẻ tối đa của thương hiệu SP đến tay người tiêu dùng là 405.000 đồng bình 12kg. Các thương hiệu như Pacific Petro, City Petro, ESGas… đến tay người tiêu dùng quanh mức 400.000 đồng/bình 12kg, tùy thương hiệu.
Trong bối cảnh tạm nghỉ việc vì Covid- 19, hoặc phải làm việc online ở nhà với mức lương giảm nhiều hoặc ít (tùy công ty), thì chi phí cho bữa ăn tăng lên lại tăng thêm 1 nỗi lo cho người dân đang sống ở TP. HCM.
Trên các con đường, gần như các hàng quán bán lề đường đã tạm đóng cửa để an toàn cho chính bản thân người bán và cũng để chung tay cùng toàn thành phố phòng chống dịch.
Với rất nhiều bạn trẻ làm việc trong các cao ốc văn phòng, ở nhà thuê không có bếp nấu ăn, những ngày qua thực sự khó khăn hơn.
Chị Ngọc Mai, một nhân viên làm việc ở Q1 kể với VietnamFinance: "3 năm nay tôi đã quen ăn ngoài hàng quán. Bữa sáng thường mua ở cửa hàng tiện lợi gần văn phòng công ty, bữa trưa đặt món chung với bạn cùng làm, bữa tối thì rủ nhau ra quán hay về phòng trọ đặt món ăn qua app".
Phòng trọ của Mai chỉ có 1 bình nấu nước nóng để pha cà phê, không có bếp, cũng có các các loại dụng cụ nấu ăn. Nên khi nhiều hàng quán đóng cửa để phòng dịch, số lượng các quán thân quen bị giảm, việc đặt mua món ăn cũng khó khăn hơn.
Tính đến ngày 1/7, TP. HCM đã tạm ngưng hoạt động 93/234 chợ truyền thống trên địa bàn để kiểm tra, đánh giá lại điều kiện hoạt động trong tình hình vừa duy trì kinh doanh vừa đảm bảo phòng, chống dịch. Các chợ và kênh bán lẻ truyền thống vẫn chiếm đến 70% nguồn cung thực phẩm cho các hộ gia đình.
Bình Tân, một trong những quận khá đông dân ở TP. HCM, đã quyết định dừng hoạt động chợ truyền thống từ ngày 1/7 đến 24 giờ ngày 14/7. Theo đó, ngoài các chợ tạm, chợ tự phát đã đóng cửa theo Chỉ thị 10 của thành phố, tất cả chợ truyền thống trên địa bàn quận phải tạm ngưng động kinh doanh. Riêng các siêu thị và cửa hàng tiện ích vẫn hoạt động.
Quận Bình Tân là địa phương có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất TP. HCM, với hơn 710 ca nhiễm tính đến ngày 30/6. Nhiều chuỗi lây nhiễm tập trung tại địa bàn này như cụm chung cư Ehome3, công ty Trung Sơn (KCN Tân Tạo), công ty Lạc Tỷ, chợ khu phố 2 An Lạc...
Còn ở tại các chợ truyền thống đang hoạt động, chỉ có tiểu thương ngành hàng thực phẩm, hàng thiết yếu, ăn uống tại chợ được kinh doanh, tận dụng không gian của các sạp nghỉ để giãn cách. Các gian hàng không thiết yếu phải tạm dừng buôn bán.
Theo lý giải của tiểu thương, giá rau tăng không phải do nguồn cung khan hiếm mà vì chi phí đầu vào tăng như: giá xăng tăng khiến chi phí vận chuyển tăng, chi phí bán hàng trong thời dịch bệnh tăng. Theo ghi nhận, tại một số địa bàn như quận 8, quận 10, quận 11 do công bố thêm nhiều điểm dịch nên mãi lực tại các chợ truyền thống giảm 20%-30%.
Hiện các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại TP. HCM vẫn đảm bảo nguồn cung hàng hóa. Nhưng thực tế, người dân vẫn ngại vào các nơi cửa kính máy lạnh lại có đông người, nhất là thỉnh thoảng có siêu thị phát hiện từng có ca nhiễm Covid- 19 ghé vào mua sắm.
Có lẽ vì vậy, nhiều gia đình, nhiều cá nhân ở TP. HCM đang thay đổi dần thói quen ăn uống tiện lợi, dịch vụ gì cũng có sẵn, chỉ cần có tiền là mua. Đa số người dân đang bắt đầu quen với việc tận dụng tối đa nguồn thực phẩm trong nhà. Riêng với nhóm những người trẻ hiện đại, một số đã tập làm quen với các kiểu nấu đa năng, chẳng hạn chỉ 1 chiếc nồi cơm điện có thể nấu mì, luộc rau, luộc trứng, nấu cháo...
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.