Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung quy tụ hơn 700 đại biểu là lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, địa phương và các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham dự.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp nhằm đưa kinh tế khu vực miền Trung phát triển xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến, miền Trung trải dài trên đường bờ biển dài gần 2.000 km và quy hoạch phát triển cho cả một vùng như vậy là rất thách thức.
Quy hoạch có thể theo cụm tỉnh trước và phải đáp ứng được phát triển các lĩnh vực mũi nhọn tạo sự tăng trưởng đột phá cho vùng, nhất là các lĩnh vực như lọc hóa dầu, phát triển mạnh cơ khí chế tạo và phát triển du lịch.
Theo ông Chiến, cần có thể chế hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư; ngoài các nhà đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng rất quan trọng.
“Hiện nay, các tập đoàn tư nhân như Tập đoàn FLC, Vingroup… đều đã tập trung đầu tư tại Thanh Hoá, giúp Thanh Hoá phát triển toàn diện ở các lĩnh vực, tạo ra một xung lực trong phát triển kinh tế và giúp phát triển bền vững hơn. Đây là yếu tố rất quan trọng với miền Trung”, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh.
Liên quan đến phát triển nguồn nhân lực cho các ngành dịch vụ, du lịch tại miền Trung, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC, cho rằng đây là một trong các vấn đề được đánh giá là thách thức của miền Trung, đặc biệt trong phát triển kinh tế biển.
“Việc phát triển du lịch cao cấp 4 - 5 sao sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi, nếu nguồn nhân lực tại địa phương chỉ đạt mức 1-2 sao”, ông Quyết nhận xét.
Hiện miền Trung có 42 trường đại học - con số không ít so với tổng số cơ sở đại học của cả nước - nhưng chất lượng đào tạo vẫn còn hạn chế, đặc biệt trong các ngành động lực như du lịch hay khoa học công nghệ.
“Miền Trung chưa xác định rõ về nhu cầu nguồn nhân lực cho các dự án qua các thời kỳ hay nhu cầu nguồn nhân lực trong dài hạn 5-10 năm. Tôi đề nghị các nhà đầu tư xác định nhu cầu lao động và có định hướng rõ nét để khuyến khích nhu cầu đào tạo đúng hướng”, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhận định.
Cũng theo ông Phùng Xuân Nhạ, cần đặc biệt khuyến khích các tập đoàn lớn tham gia đầu tư trong lĩnh vực đào tạo, như Tập đoàn FLC đã thành lập Viện đào tạo hàng không Bamboo Airways ở Quy Nhơn hay sắp tới là trường Đại học FLC.
Trong khuôn khổ hội nghị phát triển kinh tế miền Trung, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tỉnh Bình Định đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 15 dự án với tổng mức đầu tư 36.252 tỷ đồng.
Trong đó, nhiều dự án có quy mô đầu tư lớn như: dự án khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội do Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (TP. Hồ Chí Minh) đầu tư tại khu kinh tế Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tổng vốn đầu tư 25.576 tỷ đồng;
Dự án khu phức hợp văn phòng, khách sạn và căn hộ do Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hưng Thịnh (TP. Hồ Chí Minh) đầu tư tại TP. Quy Nhơn, tổng vốn đầu tư 2.119 tỷ đồng;
Dự án nhà máy điện gió Nhơn Hội 1 và Nhơn Hội 2 do Công ty TNHH Địa ốc FICO (Thành phố Hồ Chí Minh) đầu tư tại Khu kinh tế Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tổng vốn đầu tư của 2 dự án là 2.285,89 tỷ đồng;
Dự án nhà máy điện mặt trời QNY do Công ty Cổ phần Năng lượng QN (Hàn Quốc) đầu tư tại khu kinh tế Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tổng vốn đầu tư 1.612 tỷ đồng;
Dự án Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airway do Công ty TNHH Hàng không Tre Việt thuộc Tập đoàn FLC (thành phố Hà Nội) đầu tư tại khu kinh tế Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn, tổng vốn đầu tư 659 tỷ đồng;
Dự án Đại học FPT – Phân hiệu AI Quy Nhơn do Đại học FPT (thành phố Hà Nội) đầu tư tại khu đô thị Bắc sông Hà Thanh, TP. Quy Nhơn, tổng vốn đầu tư 693,93 tỷ đồng;
Khu du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe Hội Vân do Công ty Cổ phần Trường Thành (thành phố Hà Nội) đầu tư tại huyện Phù Cát, tổng vốn đầu tư 627 tỷ đồng...
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.