Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngày 20/8, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị phát triển kinh tế miền Trung. Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và hơn 700 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Phát biểu đóng góp ý kiến tại hội nghị về sự phát triển của vùng, TS Trần Du Lịch cho hay trong 20 năm qua, vùngkinh tế miền Trung đã có sự "thay da, đổi thịt". Ông cho rằng với tiềm năng, dư địa phát triển, vùng có khả năng tăng trưởng 9-10%/năm trong 10-15 năm tới.
“Bây giờ hay không bao giờ để vùng này thoát nghèo. Đây là thời cơ để miền Trung thịnh vượng, không còn là đòn gánh yếu, luôn sợ gãy nữa”, TS Trần Du Lịch nói.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng hệ thống hạ tầng giao thông trong vùng tương đối tốt gồm đường sắt, đường bộ, đường biển và hàng không.
Với 9 sân bay trong vùng, cho phép máy bay A320, A321 có thể cất, hạ cánh an toàn, có viện đào tạo hàng không sắp tới được mở tại Quy Nhơn, thì vấn đề còn lại là đầu tư các nhà ga để đảm bảo đồng bộ, hiện đại.
Hiện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ đầu tư 45 nghìn tỷ đồng để nâng cấp các cảng hàng không.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng miền Trung có 14 tỉnh thành trải dài từ Thanh Hoá xuống Bình Thuận, đang sở hữu những tài nguyên kinh tế biển có thể nói là hàng đầu Việt Nam nhưng doanh thu từ du lịch chưa đến 20% tổng doanh thu cả nước. Quy mô kinh tế khoảng 1 triệu tỷ đồng, cũng chỉ chiếm gần 20% GDP cả nước.
Miền Trung cần tăng tốc phát triển cao hơn để có quy mô kinh tế lớn hơn, Thủ tướng yêu cầu và cho biết khu vực quần thể tổ chức hội nghị trước đây từng là khu vực hoang hoá, cây cối thưa thớt, thì sau 3-4 năm, nơi này thành khu đô thị du lịch, khách sạn hạng sang.
“Sự thay đổi này phải chăng là gợi mở cho việc phát huy thế mạnh của chúng ta?”, Thủ tướng đặt câu hỏi.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nhiều người ví miền Trung như như “chiếc đòn gánh” trên vai của con người, nếu hai đầu quá nặng, đòn gánh yếu thì đòn gánh sẽ gãy.
Theo Thủ tướng, phát triển miền Trung không phải là việc riêng, việc của 14 tỉnh. Cho nên việc hiện diện đông đủ không chỉ lãnh đạo 14 tỉnh miền Trung, lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, thể hiện sự quan tâm đúng mức về tầm quan trọng về sự phát triển của miền Trung đối với đất nước ta.
Nêu một số nét chính về sự phát triển, "thay da, đổi thịt" của miền Trung, Thủ tướng đề cập đến các mặt tồn tại, bất cập để khắc phục. Thể chế cho phát triển kinh tế các tỉnh miền Trung nói riêng, cũng như cho sự phát triển toàn vùng nói chung, đang dần được hình thành nhưng còn thiếu nhiều thứ và chưa đồng bộ, đặc biệt là trong phân cấp quản lý kinh tế, liên kết vùng.
"Mỗi một địa phương miền Trung như một 'đốt sống' kinh tế nhưng lại rất rời rạc, lỏng lẻo tựa như bị 'thoát vị đĩa đệm'. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân tăng trưởng, đầu tàu dẫn dắt kinh tế vùng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước những nút thắt chưa được tháo gỡ, Thủ tướng yêu cấu các tỉnh miền Trung cần thể hiện khát vọng vươn lên mạnh mẽ, quyết tâm để sớm trở thành địa bàn có trình độ kinh tế-xã hội phát triển cao, bền vững của đất nước.
"Miền Trung phải xốc tới. Miền Trung có đủ điều kiện phát triển nhanh, bền vững, tốc độ cao và phát triển bền vững hơn. Chính vì thế, một tinh thần là ngay bây giờ hoặc không bao giờ. Vậy tổng quát nhất của hội nghị hôm nay là gì?", Thủ tướng nêu câu hỏi.
Thủ tướng cho rằng miền Trung phải vận dụng chiến lược phát triển kinh tế biển, tập trung vào 5 trụ cột kinh tế chính, gồm: ngư nghiệp (phải tập trung nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản); du lịch, nhất là du lịch biển, đảo và khai thác thế mạnh của du lịch phía Tây miền Trung; cảng biển và dịch vụ logistic; phát triển các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến gắn liền với lợi thế cảng biển; năng lượng tái tạo.
Cùng với đó là đẩy mạnh liên kết vùng và xây dựng thể chế phát triển vùng, gắn với quy hoạch phát triển vùng rõ hơn, trong đó gồm cả việc phải phân lại vùng kinh tế một cách hợp lý hơn, xây dựng môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh hơn, thực sự là nơi “ đất lành chim đậu”.
Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, vùng kinh tế miền Trung cần ưu tiên chiến lược phát triển. Bởi hiện nay mức tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2016-2018 toàn vùng đạt 10,36%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Trong khi đó, ngành dịch vụ của vùng hiện có tốc độ tăng trưởng rất cao, chiếm tỉ trọng lên đến 41,59% kinh tế vùng, trong đó ngành du lịch đang là động lực tăng trưởng của các tỉnh miền Trung.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.