Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 27/6, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã chủ trì hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội cho ý kiến về báo cáo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng, khắc phục một trong những hạn chế lớn nhất của vùng Thủ đô nhiều năm qua là khả năng liên kết, đồng thời tạo động lực mới mang tính chiến lược trong phát triển của Thủ đô và vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng ghi nhận và đánh giá cao UBND thành phố đã hoàn thành báo cáo sơ bộ tiến độ triển khai, phân công nhiệm vụ thực hiện dự án; các sở, ban, ngành và 7 quận, huyện đã nhận thức rõ nhiệm vụ, chủ động triển khai công việc liên quan.
Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, những ngày tới Ban cán sự đảng UBND thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện cần tiếp tục rà soát, phân công nhiệm vụ chi tiết, cụ thể hơn, gắn với trách nhiệm người đứng đầu, ráo riết triển khai, quyết liệt thực hiện. Trong đó, một trong những nhiệm vụ trước mắt, quan trọng nhất là phải sớm công bố chỉ giới đường đỏ, tổ chức cắm mốc làm cơ sở.
"Các công việc triển khai thực hiện dự án hiện nay phải làm song hành, nói nôm na là 'vừa chạy, vừa xếp hàng'; không có việc nào chờ việc nào và phải quyết tâm làm bằng được", ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu thấu đáo các cơ chế chính sách, vận dụng tối đa các chính sách đặc thù mà Quốc hội cho phép.
Lưu ý đặc biệt đối với công tác giải phóng mặt bằng, Bí thư Hà Nội yêu cầu phải khẩn trương triển khai thực hiện; xác định rõ thuận lợi, khó khăn để có giải pháp chủ động giải quyết gắn với lộ trình cụ thể, vừa bảo đảm công khai, minh bạch, vừa tích cực tuyên truyền, vận động để nhân dân chia sẻ, đồng thuận, đặc biệt phải bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân và đúng quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, ông Đinh Tiến Dũng khẳng định sau hội nghị, Thường trực Thành ủy Hà Nội sẽ ban hành kết luận, trong đó phân công rõ nhiệm vụ một số cơ quan thành phố, xác định cụ thể một số mốc tiến độ quan trọng của dự án làm căn cứ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thành phố sẽ xin ý kiến Chính phủ và ra quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai dự án, do bí thư Thành ủy làm trưởng ban chỉ đạo, với sự tham gia của các cán bộ Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện... Trong ban chỉ đạo sẽ có 3 tổ công tác phụ trách 3 nhóm lĩnh vực: công tác giải phóng mặt bằng, công tác triển khai dự án và công tác tuyên truyền, vận động.
Ông Đinh Tiến Dũng nêu rõ: "Chúng ta xác định thành công của dự án là danh dự của thành phố. Vì vậy, từng đồng chí phải làm hết lòng, hết sức, làm thật nghiêm, thật tốt ngay từ đầu để làm gương, để nhân dân ủng hộ".
Trước đó, tại buổi tiếp xúc với các cử tri cùng ngày, ông Đinh Tiến Dũng cũng khẳng định vành đai 4 là dự án đặc biệt quan trọng với Thủ đô, không chỉ mở rộng không gian phát triển mà còn tạo điều kiện kéo giãn mật độ dân cư nội đô, giúp giải bài toán mất cân đối, quá tải hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kinh tế - xã hội; tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
"Thành phố sẽ họp ngay trong chiều nay để triển khai thực hiện ngay, xác định lộ trình, phân công nhiệm vụ", ông Đinh Tiến Dũng cho hay.
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 112,8km, chia thành 7 dự án thành phần. Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành. Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 1.341ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 816ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258ha, đất dân cư khoảng 58ha và đất khác khoảng 209ha. Quốc hội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án; giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.