'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đã leo thang căng thẳng sau khi Australia gần đây thúc đẩy một cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, điều này đã khiến Bắc Kinh, đối tác thương mại lớn nhất của Canberra, nổi giận.
Australia có chung lo ngại với Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ứng phó tệ hại với cuộc khủng hoảng Covid-19 và che đậy sự nghiêm trọng của dịch bệnh ở Trung Quốc trước khi nó lan rộng.
Trả lời phỏng vấn tạp chí tài chính Australian Financial Review ngày 26/4, Đại sứ Trung Quốc tại Australia Thành Cạnh Nghiệp đã cảnh báo về viễn cảnh người tiêu dùng Trung Quốc có thể "tẩy chay" hàng hóa và dịch vụ của Australia nếu chính quyền Canberra ủng hộ một cuộc điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng nhấn mạnh thêm rằng, các trường đại học ở Australia, ngành du lịch, các mặt hàng rượu và thịt bò là những lĩnh vực có thể bị “tổn thương” trước sự “tẩy chay” của người Trung Quốc.
Trước lời đe dọa của Trung Quốc, Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham cho biết Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne ngày 28/4 đã triệu tập và đề nghị ông Thành Cạnh Nghiệp giải thích cái gọi là nguy cơ bị “áp bức kinh tế” để đáp trả việc Canberra hối thúc tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của đại dịch Covid-19.
"Australia sẽ không thay đổi quan điểm chính sách của chúng tôi về các vấn đề sức khỏe cộng đồng do bất kỳ sức ép hay mối đe dọa kinh tế nào, giống như chúng tôi không thay đổi quan điểm chính sách trong vấn đề an ninh quốc gia”, Bộ trưởng Birmingham phát biểu trên đài ABC.
Bộ trưởng Birmingham cho biết Australia muốn duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc, nhưng cũng sẽ tìm kiếm các cơ hội với đối tác khác như Ấn Độ và Liên minh châu Âu.
Trong cuộc họp báo cùng ngày, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này sẽ tiếp tục theo đuổi điều tra độc lập về Covid-19 bất chấp đe dọa tẩy chay kinh tế của Trung Quốc.
"Australia tất nhiên sẽ tiếp tục theo đuổi hành động hợp lý và đúng đắn. Đây là loại virus đã cướp đi hơn 200.000 sinh mạng, khiến kinh tế toàn cầu đóng cửa. Tác động của nó rất lớn", ông Morrison khẳng định.
Được biết, Trung Quốc chiếm 26% tổng kim ngạch thương mại của Australia, trị giá khoảng 235 tỷ đô la Australia (150 tỷ USD) trong năm 2018 và 2019, và là thị trường xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm của Australia như than, quặng sắt, rượu vang, thịt bò, du lịch và giáo dục.
Trung Quốc cũng là thị trường du lịch quan trọng nhất với 1,4 triệu lượt khách tới thăm Australia mỗi năm và cũng đồng thời là nguồn sinh viên quốc tế lớn nhất với hơn 200.0000 sinh viên tại Australia.
Trước đó, phản ứng với lời đe dọa của Đại sứ Thành Cạnh Nghiệp, Ngoại trưởng Marise Payne ngày 26/4 khẳng định việc kêu gọi điều tra không phải là vấn đề về mặt địa chính trị mà nhằm giúp nhân loại có thể rút ra bài học để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.
“Chúng tôi phản đối mọi đề nghị rằng việc cưỡng ép về kinh tế là câu trả lời cho lời kêu gọi mở một cuộc điều tra như vậy khi điều chúng ta cần là sự hợp tác toàn cầu”, bà Payne nhấn mạnh.
Theo bà Payne, mối quan hệ Australia-Trung Quốc vốn đã thay đổi trước đại dịch Covid-19 và sẽ tiếp tục thay đổi, Australia cần suy nghĩ lại về mối quan hệ này khi đứng lên bảo vệ chủ quyền, lợi ích và giá trị của đất nước.
Xem thêm >> Ấn Độ muốn trả lô hàng kit xét nghiệm Covid-19, Trung Quốc nói 'định kiến, vô trách nhiệm'
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.