'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao UBND TP. HCM hoàn thiện đề án lập thành lập TP. Thủ Đức trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng yêu cầu sau khi lập TP. Thủ Đức, UBND TP. HCM sớm tổ chức lập, trình phê duyệt quy hoạch chung TP. Thủ Đức đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với nhiệm vụ quy hoạch TP. HCM, nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. HCM, và lập đề án đề nghị công nhận TP. Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc TP. HCM trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
Trước đó, sau khi rà soát, UBND TP. HCM cho biết dựa vào 5 tiêu chí theo Nghị quyết 1210/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị, khu vực dự kiến thành lập TP. Thủ Đức đạt các tiêu chí như sau: vị trí chức năng, vai trò cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội đạt 20/20 điểm; quy mô dân số đạt 6,69/8 điểm; mật độ dân số đạt 5,98/6 điểm; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 6/6 điểm; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị đạt 48,51/60 điểm.
Đối chiếu với các quy định hiện hành, khu vực dự kiến lập thành lập TP. Thủ Đức đạt 87,18/100 điểm, bảo đảm tiêu chí đô thị loại I.
UBND TP. HCM cho hay sau khi đề án thành lập TP. Thủ Đức được cơ quan thẩm quyền thông qua và TP. HCM có đầy đủ căn cứ pháp lý về quy hoạch, chương trình phát triển đô thị, UBND TP sẽ lập đề án đánh giá phân loại đô thị theo quy định.
Theo UBND TP. HCM, TP. Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập ba quận: 2, 9 và Thủ Đức với diện tích hơn 211,5 km2, dân số hơn 1,5 triệu người. Đây sẽ là hạt nhân dẫn đầu, thúc đẩy phát triển của TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ.
Dự kiến khu vực này sẽ đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP. HCM, tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nước.
TP. Thủ Đức cũng có vị trí quan trọng trong vùng tam giác TP. HCM - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu; là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TP. HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Đô thị loại I, trong cách phân loại đô thị ở Việt Nam là đô thị giữ vai trò trung tâm quốc gia hoặc trung tâm vùng lãnh thổ liên tỉnh. Ngoài 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM, Việt Nam hiện có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. 19 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I, gồm: Thái Nguyên (Thái Nguyên), Nam Định (Nam Định), Việt Trì (Phú Thọ), Hạ Long (Quảng Ninh), Bắc Ninh (Bắc Ninh), Hải Dương (Hải Dương), Thanh Hóa (Thanh Hóa), Vinh (Nghệ An), Huế (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hoà), Quy Nhơn (Bình Định), Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Pleiku (Gia Lai), Đà Lạt (Lâm Đồng), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang). |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.