Học thuật

Trường phái Cambridge trong kinh tế học là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Trường phái Cambridge trong kinh tế học (Cambridge school of economics) là gì?

Trường phái Cambridge trong kinh tế học là gì?

Trường phái Cambridge trong kinh tế học (Cambridge school of economics) là nhóm các nhà kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các công trình của A.Marshall hoặc có mối liên hệ với ông.

Trường phái Cambridge trong kinh tế học (Cambridge school of economics) là nhóm các nhà kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các công trình của A.Marshall hoặc có mối liên hệ với ông. Những nhân vật nổi bật của trường phái này là A.C Pigou, D.H. Robertson và J.M. Keynes. Tuy nhiên trong số này, Keynes là người đã tạo ra hệ tư tưởng mới dựa trên tư tưởng của Ricardo và Marx. Tư tưởng của ông đã trở thành nền tảng của trường phái Cambridge hiện đại.

Trường phái Cambridge hiện đại phê phán mạnh mẽ kinh tế học tân cổ điển và các công trình của  những nhân vật đại diện cho Học viện Công nghệ Massachu-setts (MIT, cũng ở Cambridge, Mỹ) như P. Samuelson, R. Solow. Sự đối kháng này đã dẫn tới một cuộc tranh luận giữa hai trường phái Cambridge (ở Anh và ở Mỹ) từ năm 1930 đến nay. Những người tham gia vào cuộc tranh luận hiếm khi nhất trí với nhau về tầm quan trọng của đề tài tranh cãi hoặc phương án nghiên cứu được nêu ra.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên