'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đó là nhận định của TS. Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT Bộ Giao thông vận tải tại Hội thảo “Nhận diện lực đẩy phát triển thị trường bất động sản Vùng TP. HCM mở rộng năm 2021” được Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hôm nay (16/4).
TS. Lê Đỗ Mười cho hay trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông kết nối giữa TP. HCM với các tỉnh trong vùng được đẩy mạnh, nhiều khu đô thị mới được hình thành với tốc độ phát triển nhanh chóng.
Sự phát triển về hạ tầng, kéo theo dòng đầu tư dịch chuyển về vùng lân cận, giúp “giải cứu” TP. HCM khỏi áp lực gia tăng dân số và đô thị hóa. Tuy nhiên, các dự án phát triển đô thị, bất động sản tập trung nhiều tại các khu vực vệ tinh phía Đông như Bình Dương, Đồng Nai, khiến sự phát triển mất cân bằng, giá đất tăng nhanh chóng, gấp 2-3 lần, thậm chí nhiều khu vực như Quận 2, Quận 9, Thủ Đức tăng 5-7 lần trong vòng 2 năm.
“Việc phát triển tập trung khiến hạ tầng giao thông kết nối TP. HCM với khu vực phía Đông trở lên quá tải, tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra tại khu vực cửa ngõ dẫn vào Thành phố”, ông Mười cho hay.
Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, bất cập về kết nối giao thông liên kết Vùng TP. HCM, ông Mười cho biết theo Quy hoạch các tuyến kết nối TP. HCM với các tỉnh trong Vùng bao gồm 5 trục (QL và cao tốc song hành), hiện nay ngoài trục kết nối với các tỉnh khu vực phía Đông (QL1 và cao tốc Bắc – Nam) được đầu tư cơ bản theo quy hoạch, các trục còn lại hiện chỉ khai thác trên cơ sở hệ thống đường quốc lộ, các dự án đường cao tốc song hành đều chậm triển khai.
Các tuyến vành đai TP. HCM (VĐ2, VĐ3, VĐ4) đều đầu tư chậm, không đảm bảo tiến độ theo quy hoạch, chưa khép kín, đặc biệt là tuyến đường VĐ3 với vai trò giảm tải lưu lượng di chuyển xuyên qua khu vực trung tâm và hỗ trợ kết nối giữa với khu vực Tây Nam Bộ, gây ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ và trục kết nối.
Cùng với đó, các tuyến giao thông kết nối tới các cửa khẩu quốc tế đều phụ thuộc vào hệ thống quốc lộ hiện hữu (QL22, QL22B, QL13), không đáp ứng nhu cầu vận tải.
Cũng theo TS Mười, tuyến đường sắt hiện hữu Bắc – Nam qua vùng khai thác với tốc độ chạy tàu thấp, giao cắt đồng mức nhiều dẫn đến nguy cơ mất ANGT và gây ùn tắc giao thông tại các khu vực đô thị trên địa bàn TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương.
Đối với 2 tuyến đường sắt đề xuất mới theo quy hoạch (Trảng Bom – Hòa Hưng và Biên Hòa – Vũng Tàu) chưa được đầu tư dẫn đến chưa phát huy được vai trò của đường sắt trên hành lang TP. HCM – Đồng Nai và TP. HCM – Vũng Tàu.
Nhấn mạnh thêm về tình trạng ùn tắc giao thông, TS cho hay CHKQT Tân Sơn Nhất hiện chưa triển khai đầu tư nhà ga T3 để nâng công suất thiết kế theo quy hoạch và đang khai thác vượt quá công suất, trong khi vị trí nằm trong khu vực trung tâm đô thị là nguyên nhân gây ra áp lực cho hệ thống giao thông đô thị và tình trạng ùn tắc giao thông
Cùng với đó, hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực giao thông kết nối cảng biển TP. HCM đang bị quá tải, tình trạng ùn tắc giao thông là “điểm nghẽn” cần tháo gỡ, đặc biệt là nâng cấp, cải tạo hạ tầng các tuyến đường kết nối đến cảng biển, các nút giao thông khu vực lân cận như: tuyến Nguyễn Thị Định, nút giao Mỹ Thủy, đường vành đai 2 đoạn từ Cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa (trên QL1), xây dựng đường liên cảng Cát Lái-Phú Hữu…
Về giải pháp, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT Bộ Giao thông vận tải cho hay theo định hướng các quy hoạch liên quan, để phát huy hết lợi thế của Vùng TP. HCM, giúp giãn dân và giảm áp lực hạ tầng, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên các tuyến trục kết nối với TP. HCM theo quy hoạch, trong giai đoạn tới cần tập trung đầu tư vào một số công trình có tính chất động lực, lan toả, tăng cường khả năng kết nối giữa TP. HCM với các tỉnh trong vùng.
Cụ thể, theo ông Mười, đối với kết cấu hạ tầng đường bộ, cần hoàn thiện hệ thống đường vành đai gắn kết với chuỗi đô thị vệ tinh; tập trung đầu tư hoàn thiện 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài 456km phục vụ kết nối Vùng, trong đó ưu tiên đầu tư các đoạn tuyến kết nối trực tiếp với CHKQT Long Thành và khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cùng với đó, cần đẩy nhanh tiến độ khép kín hệ thống đường vành đai TP. HCM: hoàn thành vành đai 2 trước năm 2023, vành đai 3 và vành đai 4 trước năm 2030 cũng như tiếp tục đầu tư, nâng cấp cải tạo 10 tuyến đường bộ trong Vùng với tổng chiều dài 785 km theo đúng quy hoạch, đồng thời nghiên cứu triển khai đầu tư 3 tuyến giao thông quan trọng hỗ trợ kết nối với CHKQT Long Thành.
Thứ hai, theo vị Tiến sĩ, đối với kết cấu hạ tầng đường sắt, cần chú trọng đến kết nối về TP. HCM và cảng biển.
Cụ thể, ông cho hay cần chú trọng đầu tư giai đoạn trước 2030 tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – CHK Long Thành dài 37 km đây là hạt nhân phát triển gắn kết với chuỗi đô thị dọc tuyến. Đồng thời, tập trung nghiên cứu đầu tư một số tuyến đường sắt theo quy hoạch, trong đó ưu tiên các tuyến kết nối với CHKQT Long Thành và khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu, bao gồm: đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, ưu tiên đoạn TP. HCM – Nha Trang dài 370 km; Đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu dài 84 km, trong đó ưu tiên đoạn Trảng Bom – Thị Vải, Cái Mép dài 65 km; Tuyến đường sắt tránh thành phố Biên Hoà dài 39 km; Đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh dài 128 km.
Thứ ba, đối với kết cấu hạ tầng cảng biển và đường thủy nội địa nhằm tăng cường kết nối tại các đầu mối cảng biển, ông Mười cho hay cảng biển là đầu mối vận tải quan trọng của Vùng TP. HCM, do đó giai đoạn 2021-2025 cần nỗ lực tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng kết nối hệ thống cảng biển TP. HCM để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, xung đột giao thông trên các tuyến kết nối đến hệ thống cảng biển như: đầu tư mở rộng đường Nguyễn Thị Định, hoàn chỉnh theo Quy hoạch nút giao Mỹ Thủy, khép kín đường vành đai 2 đoạn từ Cầu Phú Hữu đến nút giao Gò Dưa (trên QL1), xây dựng đường liên cảng Cát Lái-Phú Hữu, xây dựng mới cầu Thủ Thiêm 4 (theo hình thức PPP)…. Cũng như, tập trung đầu tư hệ thống đường chuyên dùng kết nối cảng biển khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu: đường Long Sơn Cái Mép kết nối khu vực Long Sơn, đường tỉnh 25B, đường vào cảng Phước An, đường liên cảng từ KCN Ông Kèo đến Đường tỉnh 769,...
Cùng với đó, cần tiếp tục triển khai dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistic phía Nam, dự án cải tạo nâng cấp các cầu tĩnh không thấp khu vực phía Nam và đầu tư nâng cấp, cải tạo một số tuyến đường thủy quốc gia chính yếu trong Vùng.
Thứ tư, đối với kết cấu hạ tầng hàng không, ông cho rằng cần đặc biệt chú trọng đến giải quyết ùn tắc giao thông khu vực đầu mối cảng hàng không. Cụ thể, đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành để từng bước phân bổ lại hợp lý lượng hành khách thông qua CHKQT Tân Sơn Nhất hiện thường xuyên quá tải, hoàn thành giai đoạn 1 trước 2025 và đến 2030 đạt 50 triệu khách/năm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.