TS Nguyễn Văn Đáng: ‘Nói Việt Nam ‘xâm lược’ Campuchia là máy móc và thiển cận’

Xuân Hải - 10/06/2019 15:14 (GMT+7)

(VNF) – Theo TS Nguyễn Văn Đáng, khi nói Việt Nam “xâm lược” Campuchia, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chỉ đề cao nguyên tắc thể chế mà không chú ý đến các giá trị phổ quát, nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của những người dân đang phải sống dưới chế độ Polpot.

VNF
TS Nguyễn Văn Đáng

Những ngày qua, dư luận trong nước “dậy sóng” trước quan điểm của ông Lý Hiển Long - Thủ tướng Singapore, về hành động can thiệp quân sự của Việt Nam vào Campuchia năm 1979.

Đã có những tranh cãi trái chiều xung quanh phát ngôn của ông Lý về sự kiện 40 năm trước. Để góp một góc nhìn nhằm làm sáng tỏ các tranh cãi trên, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Văn Đáng (Trường Quản lý nhà nước Mark O Hatfield – Đại học Portland State, Hoa Kỳ).

- Ông Lý Hiển Long dùng chữ “invasion” (xâm lược) để nói về việc quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Campuchia năm 1979. Bản chất từ này nên hiểu thế nào?

TS Nguyễn Văn Đáng: Giới nghiên cứu và ngoại giao sử dụng nhiều từ khác nhau để mô tả việc quân đội nước này tiến vào lãnh thổ nước khác. Việc dùng từ nào phải dựa vào tính chính đáng về chính trị của hành vi can thiệp quân sự.

Theo đó, một hành động can thiệp quân sự quốc tế sẽ được đánh giá là chính đáng, tức là không bị coi là xâm lược, nếu hành động đó: tuân thủ luật pháp quốc tế và luật pháp nước sở tại; phù hợp với các quan niệm, giá trị chính trị và đạo đức phổ quát của cộng đồng; và có được sự đón nhận và ủng hộ của người dân sở tại. Ta sẽ phân loại được các hành vi can thiệp quân sự quốc tế như sau:

Giải phóng (Liberation) là hành động can thiệp quân sự phù hợp với các giá trị và quan niệm đạo đức phổ quát, đáp ứng sự mong mỏi chính đáng của chính quyền và đa số người dân nước sở tại, giúp họ thoát khỏi ách chiếm đóng, cai trị phi lý của một lực lượng nào đó. Ví dụ, Liên Xô và khối đồng minh giải phóng châu Âu khỏi phát xít Đức.

Xâm chiếm (Invasion) là hành vi sử dụng sức mạnh quân sự để cưỡng chiếm lãnh thổ. Tuy nhiên, bản thân hành vi cưỡng chiếm sẽ có hai cách hiểu khác nhau. Nếu quốc gia này đưa quân đội vào nước khác, bất chấp sự phản kháng của chính quyền và người dân nước sở tại thì sẽ bị coi là xâm lược. Ví dụ, Nhật Bản xâm lược Trung Quốc, phát xít Đức xâm lược các nước châu Âu những năm 1940. Nhưng nếu hành vi cưỡng chiếm đó hướng đến mục đích chính đáng, đáp ứng sự mong mỏi của đa số người dân nước sở tại thì sẽ không bị coi là xâm lược. Ví dụ điển hình là cuộc đổ bộ Normandy (Normandy Invasion) thời thế chiến II mà qua đó quân đội Mỹ cùng đồng minh tấn công vào các nước châu Âu, góp phần giải phóng các nước này khỏi sự thống trị của phát xít Đức.

Chiếm đóng (Occupation) là việc quân đội nước ngoài dựa vào sức mạnh cưỡng chế để chiếm giữ lãnh thổ của quốc gia khác, không được sự đồng thuận của chính quyền và người dân nước sở tại. Ví dụ, quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản sau thế chiến II, trước khi ký hiệp ước đồng minh và hợp tác với chính quyền mới của Nhật Bản.

Triển khai quân (Deployment of troop) là hành vi di chuyển quân đội nước này đến nước khác, phù hợp luật pháp, được chính quyền và người dân nước sở tại chấp nhận và ủng hộ. Ví dụ, triển khai quân đội của Liên hợp quốc đến gìn giữ hòa bình tại châu Phi hoặc quân đội Mỹ triển khai ở Nhật Bản và Hàn Quốc sau khi giữa các nước này ký kết các hiệp định an ninh.

Đồn trú (Stationing) là việc quân đội nước ngoài được chính quyền nước sở tại cho phép đóng quân lâu dài trên lãnh thổ của họ. Việc này nhận được sự ủng hộ của dân chúng nước đó. Ví dụ, quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản và Hàn Quốc sau khi các nước này có hiệp định an ninh và hợp tác quân sự, trở thành đồng minh.

- Một số ý kiến cho rằng ông Lý Hiển Long dùng từ “invasion” là đúng bản chất của sự việc, tuy nhiên nhiều ý kiến lại phản đối. Quan điểm của ông thế nào?

Để hiếu chính xác ý diễn ngôn của từ "invasion" mà ông Lý sử dụng, cần phân tích văn bản bài phát biểu chính thức của ông ấy tại đối thoại Shangri-La 2019.

Theo đó, ông Lý đã dùng từ "invade" theo hàm ý xấu của từ này, đánh đồng hành động của Việt Nam với hành động của đế quốc Nhật Bản thời thế chiến II.

Ông Lý dùng từ “invade” để viện dẫn việc Nhật Bản xâm lược các nước Đông Dương năm 1941 và sau đó là đề cập việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia hồi cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước.

Ý của ông Lý nhất quán với quan điểm của Singapore mấy chục năm nay, thể hiện gần đây nhất trong bài phát biểu của phó thủ tướng Wong Kan Seng tại đối thoại Shangri-La năm 2011.

Cụ thể, chủ yếu dựa trên các cơ sở pháp lý và quyền chủ quyền quốc gia, Singapore khẳng định sự chính danh của chính quyền Polpot. Việc lực lượng bên ngoài can thiệp bằng sức mạnh vào Campuchia là hành động không chính đáng. Họ coi sự can thiệp như vậy là vi phạm luật pháp và quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Do đó, hành vi can thiệp quân sự của Việt Nam được nhắc đến với hàm ý tiêu cực (invasion – xâm lược).

Đây là một quan điểm đề cao thể chế chính trị - pháp lý một cách máy móc và thiển cận, phớt lờ thực tế. Chính bởi vậy mà quan điểm đó bị dư luận Việt Nam và Campuchia phản ứng.

- Vì sao lại là quan điểm máy móc và thiển cận?

Như đã nêu ở trên, tuân thủ luật pháp chỉ là một thành tố tạo nên sự chính đáng cho hành vi can thiệp quân sự. Thực tế, bản thân luật pháp không bao giờ bao chứa hết được thực tiễn chính trị đa dạng. Việc thực thi luật pháp quốc tế lại phụ thuộc rất lớn vào vị thế của mỗi quốc gia.

Khi ông Lý và phía Singapore dùng từ “invasion” để nói về việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, ông ấy chủ yếu đề cao khía cạnh luật pháp, quyền chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi quốc gia, dân tộc. Quan điểm này đã không đặt mình vào vị trí người dân Việt Nam và Campuchia thời điểm đó để đánh giá hành vi can thiệp quân sự.

Những người dân đang phải sống dưới một chế độ quái dị, bị tàn sát hẳn nhiên sẽ mong đợi và ủng hộ cho một hành động can thiệp giúp giải thoát họ. Khi đặt mình vào vị trí những người dân như vậy thì yếu tố pháp lý hay chủ quyền cho hành động can thiệp không còn là yếu tố đầu tiên.

Thay vào đó, một hành động can thiệp quốc tế sẽ được coi là chính đáng, được mong đợi, không bị coi là xâm lược khi hành động đó đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của số đông dân chúng nước sở tại. Cụ thể ở đây là giúp giải thoát người dân Campuchia khỏi một chế độ phi nhân tính, vi phạm tất cả các giá trị phổ quát của nhân loại.

- Đâu là hạn chế trong quan điểm của Singapore, thể hiện qua phát biểu của ông Lý?

Hiện nay, cơ sở đầu tiên cho sự chính danh chính trị của hành động can thiệp quân sự quốc tế (để không bị coi là xâm lược) là luật pháp quốc tế và luật pháp nước sở tại. Tuy nhiên, pháp lý chỉ là một yếu tố tạo nên tính chính đáng cho sự can thiệp.

Nói cách khác, sự chính đáng, đúng đắn của hành động can thiệp quốc tế còn phụ thuộc vào sự đánh giá và mức độ đón nhận của người dân nước sở tại. Khi một chính quyền giết hại hơn 2 triệu công dân của nước mình, gây chiến và giết hại cả người dân nước lân bang, thì tự nó đã xóa bỏ tính chính danh trong con mắt của đa số dân chúng. Bởi thế, việc xóa bỏ một chính quyền như vậy là một hành động chính đáng, xét về mặt đạo đức và các giá trị phổ quát.  

Singapore thiên về đề cao khía cạnh thể chế chính trị - pháp lý. Họ coi một hành động can thiệp bên ngoài lãnh thổ mà chưa được phê chuẩn bởi các thể chế quốc tế và luật pháp nước sở tại là hành động xâm lược. Một quan điểm như vậy là chưa đầy đủ về bản chất hành vi can thiệp quốc tế, nhất là trong bối cảnh hiện nay các thể chế quốc tế chịu sự chi phối của các nước lớn. Bản thân sự tuân thủ luật pháp là chưa đủ để bảo đảm tính chính danh cho sự can thiệp. 

Như phân tích trên đây, thực tế cuộc sống rất đa dạng mà các thể chế chính trị - pháp lý luôn bộc lộ hạn chế. Do đó, sự đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân nước sở tại, được họ chấp nhận và ủng hộ, chính là bảo chứng cho sự chính danh của sự can thiệp quốc tế.

Hạn chế trong quan điểm của Singapore là họ chỉ đề cao nguyên tắc thể chế mà không chú ý đến các giá trị phổ quát, nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của những người dân đang phải sống dưới chế độ Polpot.

- Theo ông, vì sao một chính trị gia lão luyện như ông Lý Hiển Long lại phát ngôn như vậy?

Rất khó để nhận định đâu là mục đích khi ông ấy nói vậy. Xét tình huống thì hai lần ông ấy nhắc đến sự việc thì đều là nhắc lại quá khứ. Có lẽ ông ấy muốn thể hiện sự nhất quán về quan điểm của Singapore từ trước đến nay. Tuy nhiên, việc dùng từ ngữ theo một lăng kính chủ quan thiển cận sẽ gây ra những hệ lụy không tốt liên quan đến hình ảnh của ông ấy và Singapore trong dư luận Việt Nam và Campuchia.

- Những ngày qua, phía Campuchia đã phản ứng rất dữ dội với phát ngôn của ông Lý Hiển Long. Tuy vậy, phản ứng của Việt Nam lại có phần mềm mỏng. Ông đánh giá như thế nào về cách hành xử của Việt Nam?

Tôi cho rằng phản ứng của Việt Nam như vậy là phù hợp. Bởi xét đến cùng, mỗi cá nhân và mỗi quốc gia đều có quyền tự do đưa ra quan điểm riêng của mình. Không thể dùng một sức mạnh cưỡng ép nào để buộc cá nhân ông Lý hay Singapore phải thay đổi quan điểm.

Nhưng phản ứng của dư luận và chính phủ Việt Nam sẽ giúp họ nhận ra, quan điểm bấy lâu của họ về sự can thiệp của Việt Nam vào Campuchia không phản ánh đúng bản chất hành động can thiệp của Việt Nam. Do đó, việc tiếp tục một quan điểm như vậy sau bốn thập kỷ sẽ không có lợi cho quan hệ giữa hai nước nói riêng và sự đoàn kết của khối ASEAN nói chung.

Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Cùng chuyên mục
Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

12/03/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Theo đánh giá của các chuyên gia, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP là 8%, thì tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, mục tiêu này có đạt được hay không phải dựa trên khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

08/03/25 14:37 (GMT+7)

(VNF) - Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% trở lên trong năm 2025, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng cần phải lưu ý đến tình hình sản xuất, mở rộng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

06/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

05/03/25 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Để tạo được đột phá trong cải cách thể chế, Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, cho rằng phải từ bỏ được tư duy không quản được thì cấm.

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

25/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong nền kinh tế có chế độ tỷ giá tương đối cố định như Việt Nam, chính sách tiền tệ sẽ ít hiệu quả hơn so với chính sách tài khóa, vì vậy trong ngắn hạn, đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư công hiệu quả sẽ mang lại tác động tích cực hơn.

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

22/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS-TS Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao cần cách tiếp cận khác thường. Theo đó, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đặt mục tiêu và hướng đi trong năm 2025 là tập trung phát triển kinh tế số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) và kinh tế xanh.

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

20/02/25 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Ông Nguyễn Hoàng Linh, Giám đốc Nghiên cứu, Công ty Quản lý Quỹ VCBF cho biết: Trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội, thực tế đầu tư tư nhân mới chiếm tỷ trọng cao nhất. Trong những năm gần đây, đầu tư tư nhân tăng trưởng rất chậm, năm 2023 là gần 3% năm 2024 là khoảng 8 - 9%, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình 15% của các năm trước dịch.

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

15/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Về quyết định Mỹ áp thuế 25% với mặt hàng sắt thép của tất cả các nước, một số doanh nghiệp sắt thép khẳng định khi các doanh nghiệp ở các nước khác cũng chịu cùng chung mức thuế như Việt Nam khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt sẽ cao hơn.

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

14/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong những năm qua, chúng ta thường tiếp cận với thông tin rằng tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), còn doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp rất ít, thậm chí chỉ chiếm 10% GDP. Tuy nhiên, thông tin này không chính xác và đã trở nên lạc hậu, theo chia sẻ của doanh nhân Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT tập đoàn FPT.

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

08/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, nếu chúng ta phát huy được năng lực của doanh nghiệp nội địa cũng như nguồn lực trong nước thì sự phát triển sẽ bền vững và lâu dài hơn.

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

08/02/25 09:00 (GMT+7)

(VNF) - Khi nhu cầu đầu tư và tích trữ vàng của người dân vẫn duy trì ở mức cao, thị trường vàng trở nên sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều biến động. Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả không chỉ giúp ổn định thị trường mà còn góp phần đảm bảo sự minh bạch, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

06/02/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Để có được mức tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số, Luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI khẳng định: Thể chế là yếu tố mang tính quyết định việc chúng ta tiến hay lùi và vươn mình đến đâu.

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

05/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Để nền kinh tế có thể đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số nếu có điều kiện thuận lợi, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP. HCM cho rằng, chúng ta cần thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và theo diễn biến của thị trường, kèm theo đó là cần có những công cụ dự báo tốt, việc điều hành chính sách mang tính kịp thời hơn, tránh trường hợp sự việc đã xảy ra chúng ta mới tìm cách ứng phó thì sẽ không kịp bởi chính sách tiền tệ thường có độ trễ.

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

04/02/25 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Về mục tiêu tăng trưởng 8%, thậm chí đạt hai con số nếu điều kiện thuận lợi, trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, đây là mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được để tạo đà tăng trưởng bứt phá cho kỷ nguyên phát triển mới.

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

03/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% cho 2025 và hướng tới tăng trưởng hai con số trong dài hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động khó dự đoán, những khó khăn và thách thức trong nước vẫn khó đoán định thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng như trên dường như không phải dễ dàng.

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

03/02/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP. HCM) cho rằng câu chuyện của năm sau sẽ là sự đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá. Nếu muốn giảm lãi suất, Chính phủ phải hy sinh tỷ giá và ngược lại.

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

02/02/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn giữa các chính sách tiền tệ và tài khóa là điều cần thiết. Trong thời gian tới, các chính sách phối hợp là rất quan trọng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

30/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn phía trước, kinh tế thế giới có nhiều biến động khó đoán, các động lực tăng trưởng cũ đã cạn, thì doanh nghiệp tư nhân được xem là sự kỳ vọng của nền kinh tế. Bởi vậy, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh là điều hết sức quan trọng để doanh nghiệp tư nhân phát huy tối đa tiềm lực và phát triển mạnh mẽ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

29/01/25 16:00 (GMT+7)

(VNF) - Trong một thế giới VUCA (Biến động – Không chắc chắn – Phức tạp – Mơ hồ) thì có một điều ngày càng trở nên rõ ràng hơn là vai trò và vị thế không ngừng gia tăng của Việt Nam. Việc trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ cùng với đó là sự nâng cấp mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn đã đưa vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế gia tăng và mở ra những vận hội mới cho đất nước.

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

29/01/25 09:30 (GMT+7)

(VNF) - Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ông Norman Lim - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham Việt Nam) đã chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính - VietnamFinance về những triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm mới với những yếu tố định hình tăng trưởng bền vững.

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

29/01/25 07:30 (GMT+7)

(VNF) - Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, khẳng định chính hệ thống pháp luật hiện nay là “thủ phạm” khiến chúng ta tự trói buộc chính mình, kìm hãm sự phát triển. Ông cho rằng nếu khơi thông điểm nghẽn này thì việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng hai con số là điều hoàn toàn có thể đạt được.

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

22/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - Giám đốc Quốc gia, Viện Tony Blair tại Việt Nam cho rằng, nền tảng thiết yếu để một Trung tâm tài chính quốc tế thành công là ở thiết kế thể chế.

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

21/01/25 08:00 (GMT+7)

(VNF) - TS Phạm Hùng Tiến - Chuyên gia về đầu tư FDI chỉ ra rằng, các tỉnh Phía Bắc có giá trị xuất khẩu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước nhưng lại nằm ngoài nhóm 10 thu ngân sách lớn. Điều này phần nào cho thấy, phần nhận được từ các "kỳ tích" xuất khẩu mà doanh nghiệp FDI mang lại là không tương xứng, thậm chí là rất ít.

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

18/01/25 10:00 (GMT+7)

(VNF) - Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành khẳng định, các tập đoàn lớn trên thế giới đang bắt tay tạo ra những 'game' mới và điều ngại là liệu các doanh nghiệp Việt có đủ năng lực để ứng xử với những 'gã khổng lồ', các tập đoàn đa quốc gia hay không chứ chưa nói đến câu chuyện vốn hay công nghệ.

Tin khác
Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

Lấn biển Đà Nẵng: Muốn phát triển phải đánh đổi

(VNF) - Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, việc lấn biển phải đặt trong câu chuyện muốn phát triển thì phải đánh đổi. Định hướng lấn biển để có không gian phát triển phải nghĩ một cách tích cực, đừng để mất cơ hội của Đà Nẵng và cũng là cơ hội của đất nước.

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

Bơm hơn 2,5 triệu tỷ đồng: Những điểm nghẽn thách thức dòng chảy tín dụng

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

GS.TSKH Nguyễn Mại: Lấy gì để tăng trưởng nếu không cứu doanh nghiệp?

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Tháo 'điểm nghẽn của điểm nghẽn': Bỏ tư duy không quản được thì cấm

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

Cách nào để tăng GDP mà không quá phụ thuộc tăng tín dụng?

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

‘Muốn tăng trưởng kinh tế cao, phải có cách tiếp cận khác thường’

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

'Đầu tư tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng đang tăng trưởng rất chậm'

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

Mỹ áp thuế 25% với thép: ‘Sức cạnh tranh của DN Việt sẽ cao hơn’

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

'Tăng trưởng GDP chủ yếu dựa vào FDI là thông tin sai và lạc hậu'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Tăng trưởng hai con số: 'Phát huy nguồn lực và năng lực nội địa'

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Người Việt 'cuồng' mua vàng, quản lý thế nào cho thuận?

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Yếu tố 'quyết định tiến hay lùi và vươn mình đến đâu'

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: Lựa chọn nào cho chính sách tiền tệ?

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: ‘Mục tiêu cao, nhiều thách thức nhưng có thể đạt được’

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Tăng trưởng hai con số: Nhận diện những thách thức lớn

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Có nên đánh đổi giữa lãi suất và tỷ giá?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Giải pháp nào duy trì đà tăng trưởng?

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Kỳ vọng từ ngôi sao kinh tế tư nhân

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Phát triển kinh tế tư nhân: Vun bồi nội lực để vươn mình

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Xuất khẩu, FDI và tầng lớp trung lưu: Bộ ba 'vàng' của kinh tế Việt Nam 2025

Khơi thông dòng chảy thể chế

Khơi thông dòng chảy thể chế

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

Trung tâm tài chính Đà Nẵng: Quản lý tự chủ và sản phẩm đặc thù?

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

'Doanh nghiệp FDI lập 'kỳ tích' xuất khẩu, Việt Nam nhận được phần rất ít'

 'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'

'Tập đoàn toàn cầu bắt tay tạo game lớn, DN Việt liệu có đủ năng lực'