'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo ông Thành, những diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới đã làm nổi lên hai điều là sự bất định và rủi ro khiến không ai có cái nhìn đầy đủ và chính xác về tương lai của nền kinh tế.
Với kinh tế thế giới, thời điểm cuối năm 2019, đa số dự báo cho rằng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3%, sau đó điều chỉnh xuống 0 – 1%, giờ là -5%.
Với Việt Nam, cách đây vài tháng, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 5%, cách đây 2 tháng giảm xuống 3- 4% và mới nhất chỉ là 2 – 3%.
“Tôi cho rằng tăng trưởng 2 – 3% là khả năng cao nhất. Và đây vẫn là một mức tích cực trong bối cảnh hiện nay”, ông Thành nói.
Nhận định kinh tế vẫn còn hết sức khó khăn nhưng ông Thành cho rằng Việt Nam có khá nhiều điểm sáng, bên cạnh các yếu tố tích cực như thế giới đã bắt đầu có vắc-xin hay tốc độ lây nhiễm của dịch bệnh đã chậm lại.
Điểm sáng thứ nhất là hệ thống kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn tương đối ổn định, các cân đôi lớn chưa bị phá vỡ dù năm nay thâm hụt sẽ cao hơn và trần nợ công sẽ bị gia tăng.
Điểm sáng thứ hai là nhờ công cuộc tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng Việt Nam dù còn nhiều khó khăn đã có sức chống đỡ tốt hơn cách đây 5 – 7 năm.
Điểm sáng thứ ba là dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng lên mạnh mẽ trong những năm qua, thậm chí tăng ngay trong lúc có dịch bệnh, hiện đạt khoảng 90 tỷ USD.
“Trong lần hỗ trợ đầu tiên, Chính phủ chưa phải dùng đồng nào từ dự trữ ngoại hối. Nhìn sang các nước khác, ví dụ Singapore, chính phủ của họ đã ném 55 tỷ đô-la Singapore, tương đương 40 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối, để cứu nền kinh tế. Con số này bằng gần một nửa dự trữ của họ. Việt Nam chúng ta chưa tất tay. Chúng ta nghèo nhưng nguồn lực vẫn còn”, ông Thành cho biết.
Một điều an ủi khác là dù có mức tăng trưởng 6 tháng thấp nhất trong 30 năm (1,81% - PV), nhiều lĩnh vực ghi nhận con số âm nhưng số âm của Việt Nam đều nhỏ hơn các nước.
Ông Thành cho rằng có ít nhất 3 yếu tố giúp kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu tốt hơn các nước.
Một là khu vực dịch vụ của Việt Nam chưa lớn như các nước phát triển, chỉ 43% GDP, trong khi các nước là 70% - 80% GDP.
Hai là Việt Nam có khu vực nông nghiệp – là nền đỡ tốt cho những lao động tự do hoặc mất việc làm.
Ba là Việt Nam có tầng lớp trung lưu với tỷ lệ tiết kiệm khá cao.
Chia sẻ thêm một góc nhìn về tăng trưởng năm 2020, TS Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, cho hay nhóm nghiên cứu của ông đã chạy các kịch bản và hiện kinh tế Việt Nam đang thiên về kịch bản xấu nhất – tăng trưởng GDP 1,5% - 2%.
“Hôm rồi, Thủ tướng có phát biểu chúng ta phấn đấu tăng trưởng dương. Tôi cho điều này là khả thi. Ta sẽ là một trong 5 nước có tăng trưởng dương. Nên nhớ Trung Quốc tăng trưởng tối đa năm nay chỉ 1%. Ta như vậy là phấn khởi rồi”, ông Lực bình luận.
Theo ông Lực, mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, giai đoạn này sẽ được chia làm hai phân kì.
Phân kì thứ nhất (2020 – 2021) chủ yếu phục hồi kinh tế sau đại dịch, phân kì thứ hai (2022 2025) là giai đoạn bứt phá.
“Với phân kì thứ nhất, ban đầu chúng tôi dự báo tăng trưởng rất tốt, 6,5% - 7%, nhưng với việc xuất hiện làn sóng dịch đợt 2, chúng tôi hi vọng nền kinh tế sẽ có mức tăng trưởng gấp đôi năm nay, tức 3% - 4%. Như vậy, nước ta vẫn là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương và còn nhiều cơ hội”, ông Lực thông tin.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.