'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngành đường sắt Việt Nam ra đời năm 1881 với việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên đi từ Sài Gòn đến Mỹ Tho dài khoảng 70 km.
Chuyến tàu đầu tiên được khởi hành vào ngày 20/7/1885. Hành trình xuất phát từ Ga Sài Gòn, vượt Sông Vàm Cỏ Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm TP Mỹ Tho. Đến tháng 5/1886, toàn bộ các cầu trên tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho đã hoàn thành cho phép tàu chạy một mạch tới Mỹ Tho.
Sự kiện này đã đánh dấu sự thay đổi trong tư duy giao thông của người Việt lúc đó, vốn chỉ biết đến hai phương tiện là ngựa và thuyền.
Tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho có tổng cộng 15 ga. Tàu lửa xuất phát từ ga Sài Gòn (công viên 23/9 ngày nay) đi qua An Đông, Phú Lâm, An Lạc, Bình Điền. Trên Quốc lộ 1, xe lửa dừng lại ở các ga: Bình Điền, Bình Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung Lương và kết thúc tại ga Mỹ Tho nằm sát sông Tiền (chỗ tượng đài Thủ Khoa Huân ngày nay).
Thời gian đi hết tuyến khoảng 2 tiếng rưỡi, về sau được rút ngắn chưa tới 2 tiếng, tức khoảng 37 km/h. Đây là tốc độ rất nhanh so với phương tiện phổ thông của người Việt lúc bấy giờ.
Từ khi được đưa vào sử dụng, tuyến đường sắt này rất lãi, có năm lên đến 4 triệu France. Nhưng đến thập kỷ 50 của thế kỷ XX, xe hơi phát triển cùng hệ thống đường bộ Sài Gòn - Mỹ Tho được đầu tư gần như xa lộ nên người ta chuyển sang đi đường bộ.
Đến năm 1958, tuyến đường sắt này đã bị chính quyền Sài Gòn cũ cho ngưng chạy.
Những năm tháng chiến tranh, tuyến đường sắt là mục tiêu đánh phá ác liệt của không quân Mỹ nhằm cắt đứt con đường vận chuyển chiến lược của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Ngay sau khi đất nước thống nhất, tuyến đường này đã nhanh chóng được triển khai khôi phục.
Phải mất hơn 1 năm làm việc quên mình không kể ngày đêm của hơn 10 vạn cán bộ, công nhân, bộ đội và nhân dân dọc tuyến đường sắt, cuối năm 1976 tuyến đường sắt Bắc Nam dài hơn 1.730 km đã được nối liền.
Để khánh thành tuyến đường, phải xây dựng mới hơn 20km cầu, đặt mới 660km đường ray, kéo 1.686km dây thông tin cùng với gần 3 triệu m3 đất được đào đắp và khai thác 70.000m3 gỗ làm đường...
Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, ngày 31/12/1976, Chính phủ đã quyết định tổ chức hai đoàn tàu Thống nhất xuất phát cùng giờ, cùng ngày tại ga Hà Nội và ga Sài Gòn, khai thông tuyến đường sắt Bắc Nam thống nhất.
Đoàn tàu xuất phát từ Hà Nội có 6 toa, 4 toa giường nằm, 1 toa cung ứng, bảo vệ, 1 toa hành lý. Con tàu chở hơn 200 đại biểu là lãnh đạo bộ ngành, khách mời quốc tế và các gương mặt tiêu biểu của các lực lượng.
Do đặc điểm đường sắt lúc bấy giờ mới khôi phục và để đảm bảo an ninh nên tàu chỉ chạy ban ngày, đêm nghỉ lại tại các ga chính như: Vinh, Đồng Hới, Đà Nẵng…
Trên suốt hành trình, mỗi lần tàu dừng lại thì có các địa phương tổ chức đón tiếp rất trang trọng. Ngày 4/1/1977, sau 4 ngày hành trình với 80 giờ lăn bánh, đoàn tàu Thống nhất Bắc Nam đầu tiên đã tiến vào ga Sài Gòn.
Sau 13 năm từ ngày phê duyệt, tròn 1 thập kỷ xây dựng, dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông cũng về đích, trở thành tuyến đô thị đầu tiên của Việt Nam được đưa vào khai thác.
Đúng 7h45 sáng 6/11, chuyến tàu khách đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông bắt đầu lăn bánh.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan TP Hà Nội là những vị khách đầu tiên lên tàu tại ga Cát Linh khởi hành đến ga Yên Nghĩa. Sau đó, đông đảo người dân Thủ đô đã đến trải nghiệm loại hình vận tải công cộng mới nhất tại Việt Nam.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, dự án được phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 và khởi công từ tháng 10/2011.
Tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt vào năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư được điều chỉnh lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ Trung Quốc.
Dự án có tổng chiều dài chính tuyến 13,05km, điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa với 12 nhà ga trên cao. Tốc độ tàu đạt tối đa 80km/giờ, tốc độ khai thác là 35km/giờ; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là hơn 23phút; khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5-23 giờ hàng ngày.
Có thể khẳng định, dù trong bất kỳ thời đại nào thì đường sắt vẫn luôn là một phương tiện giao thông hiệu quả. Và đường sắt đô thị chính là một xu thế tất yếu, đặc biệt khi Hà Nội và TP. HCM đang có tốc độ tăng dân số “siêu nhanh” như hiện nay.
Việc đưa vào vận hành mạng lưới đường sắt đô thị được kỳ vọng không chỉ thay đổi diện mạo đô thị của các thành phố lớn, giải quyết ùn tắc, tai nạn, mà lớn hơn, sẽ thay đổi được thói quen sử dụng phương tiện công cộng và văn hóa giao thông của người dân trong tương lai.
Khi các tuyến đường sắt đô thị được phát triển thành tuyến vòng tròn khép kín như nhiều thành phố lớn trên thế giới sẽ giúp đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân tại các thành phố lớn; kéo người dân dân đến sống ở các đô thị vệ tinh và vùng ven, giảm mật độ dân số ở nội đô, giảm áp lực lên hạ tầng đô thị.
Ngoài ra, với đường sắt đô thị trên cao sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm không khí, góp phần nâng cao chất lượng sống của cư dân.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.