Tư nhân làm sân bay, ga hàng không, đừng khép cửa, rồi đẩy việc khó
Hà Duy -
20/01/2020 08:27 (GMT+7)
Nhiều doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng làm cảng hàng không, nhà ga nhưng vẫn phải chịu sự thờ ơ từ cấp có thẩm quyền.
Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải.
Trong “Định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không”, đang được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lấy ý kiến, Bộ này đề xuất danh mục cảng hàng không có thể kêu gọi xã hội hóa đầu tư toàn cảng là Sa Pa, Lai Châu và Quảng Trị. Đây hầu hết là các cảng hàng không nhỏ, địa bàn khó khăn, tiềm năng về lượng khách không cao.
Còn lại, Danh mục không thực hiện xã hội hóa đầu tư là 22 cảng do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý khai thác và cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Thông tin này khiến không ít người băn khoăn. Bởi 3 cảng hàng không kể trên đều khó nhằn, ở địa bàn có nhu cầu không cao. Trong khi đó, những cảng hàng không lớn, lợi nhuận cao như Nội Bài, Tân Sơn Nhất,... vẫn nằm trong tay “ông lớn” ACV.
Trên thực tế, dự án sân bay Long Thành, Bộ Giao thông vận tải cũng đề xuất giao cho ACV làm. Nhà ga T3 cũng vậy. Trong khi đó, lần lượt các đề xuất muốn được đầu tư nhà ga ở các cảng hàng không lớn đều lần lượt bị từ chối. Phải chăng Bộ Giao thông vận tải vẫn đang dành những miếng bánh ngon nhất cho doanh nghiệp nhà nước như ACV?
Liệu tư nhân Việt Nam có thể đảm đương được việc đầu tư một cảng hàng không hay một nhà ga hành khách hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nhìn Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn do Sungroup đầu tư là đủ để thấy điều đó.
Đại diện Vietjet cũng nhiều lần khẳng định: Tư nhân đầu tư sân bay rất nhanh, không đến 2 năm có một nhà ga. Cho nên giải pháp là rà soát quy hoạch, hiện trạng xây dựng; kêu gọi các khối tư nhân đầu tư một phần hoặc toàn bộ cảng hàng không.
Nhìn vào sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam thời gian qua, có thể thấy một số cảng hàng không đang đứng trước khả năng quá tải nghiêm trọng.
Hàng không Việt Nam đang khai thác 22 cảng, trong đó có 9 cảng quốc tế và 13 cảng nội địa. Giai đoạn 2014-2018, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có tốc độ phát triển hàng không nhanh nhất thế giới, bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ. Trong 5 năm (2014-2018), lượng hành khách tăng 103%. Năm 2014 mới có 51 triệu lượt hành khách thì đến 2018 đã vượt qua 100 triệu, tăng trưởng trung bình xấp xỉ 20%/năm.
Tuy nhiên, tổng công suất 22 cảng hàng không trung bình chỉ tăng 6,2%. Năm 2018 công suất thiết kế các cảng hàng không mới chỉ đạt 88 triệu lượt khách. Điều đó cho thấy, nguy cơ thiếu hụt hạ tầng vận tải hàng không là hiện hữu, là cản trở lớn với sự phát triển hàng không nói riêng, du lịch và kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh ấy, việc kêu gọi tư nhân đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng hàng không là điều nên làm, nhất là khi ngân sách ngày càng hạn hẹp. Bởi vậy, mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương có ý kiến kết luận rõ về cơ sở pháp lý để ra quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phó Thủ tướng cũng nhắc phải làm rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp lần thứ 3 được tổ chức cuối tháng 12/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Đã đến lúc phải thực sự thay đổi tư duy. “Không phải những gì mà Nhà nước không muốn làm thì chuyển cho tư nhân, mà là những gì tư nhân làm được và làm tốt thì nên để tư nhân tham gia, kể cả doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công”, Thủ tướng nói.
Một lần nữa, Thủ tướng nhấn mạnh: “Không phải cái khó đẩy cho tư nhân, mà cái gì tư nhân làm được nên ủng hộ”, và cũng không được có chuyện “dùng quyền lực mềm để hù dọa doanh nghiệp”.
Đó là thông điệp cứng rắn và mạnh mẽ của người đứng đầu Chính phủ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chấp nhận cho một tập đoàn tư nhân làm đường dây 500 kV - đây là lần đầu tiên trong lịch sử, tư nhân được phép tham gia đầu tư đường dây truyền tải, lĩnh vực vốn là độc quyền tự nhiên.
Cho nên, việc mở rộng cánh cửa cho doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng hàng không là cần thiết, thay vì chỉ muốn tư nhân đầu tư vào những vị trí “khó nhằn”.
(VNF) - Hạ tầng mở lối, BĐS “cất cánh”, như hai bánh răng của cỗ máy phát triển đô thị. Việc triển khai đồng loạt các công trình quan trọng như Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2, 3… tạo nên mạng lưới liên kết vùng chặt chẽ giữa TP. HCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Trong đó, TP. Thủ Đức nổi lên như một “nút giao” chiến lược, vừa tiếp giáp trung tâm TP. HCM, vừa kết nối trực tiếp đến sân bay Long Thành – cả trên phương diện giao thông lẫn dòng chảy kinh tế.
(VNF) - Kết luận Thanh tra Chính phủ cho biết: "Công ty TNHH Forio Nha Trang là chủ đầu tư dự án khách sạn cao cấp Vân Phong tiến hành xây dựng công trình không tuân thủ các chỉ tiêu, thông số về quy hoạch, xây dựng; vi phạm về quy hoạch, xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt".
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra loạt tồn tại, sai phạm tại dự án Đầu tư xây dựng Tòa nhà thương mại, dịch vụ, văn phòng và chung cư để bán do Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 678 tỷ đồng.
(VNF) - Có vị trí đắc địa bậc nhất tại trung tâm TP. Vinh, tỉnh Nghệ An và sở hữu những lợi thế khó sao chép, 61 căn nhà phố thương mại Vincom Shophouse Diamond Legacy được ví như những viên kim cương độc bản chỉ dành cho nhà đầu tư có tầm nhìn và biết chớp thời cơ.
(VNF) - Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định chuyển Trung tâm thương mại Thái Dương sang Chung cư thương mại đã làm thay đổi tính chất, chức năng, quy mô... là chưa đủ căn cứ, cơ sở và không đúng quy định.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều dự án xây dựng tổ hợp trung tâm thương mại và chung cư để bán nằm trên diện tích được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch là đất công cộng. Trong đó có án Tổ hợp trung tâm thương mại và căn hộ chung cư để bán New Melboume, tỉnh Bắc Ninh.
(VNF) - Theo công bố mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - Chủ đầu tư dự án Đồi Rồng - Hải Phòng đang nắm giữ quỹ hơn 5.000 tỷ tiền mặt. Đây là số tiền người mua trả tiền trước của dự án.
(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng trọng điểm với tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đang được triển khai nhanh chóng. Vành đai 2, 3, nút giao An Phú, Mỹ Thủy và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây là những công trình chiến lược giúp tăng cường khả năng liên kết vùng. Đặc biệt, sân bay Long Thành dự kiến vận hành vào năm 2026 sẽ thúc đẩy bất động sản (BĐS) TP. Thủ Đức bứt phá, mở ra cơ hội tăng trưởng dài hạn.
(VNF) - Sự kiện khởi công vòng xuyến dự án Vinhomes Golden Avenue (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) đã góp phần nâng giá trị bất động sản tại đây lên tầm cao mới. Trong đó, dòng sản phẩm shophouse deluxe Asia Vibe càng trở nên đắt giá nhờ hội tụ “kiềng ba chân”: hạ tầng bứt phá, tiềm năng kinh doanh đa dạng và chính sách ưu đãi hấp dẫn.
(VNF) -Ngày 03/04, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản (BĐS) công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
(VNF) - Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là bất động sản khu công nghiệp và dân sinh sẽ chịu những tác động không nhỏ từ việc Mỹ áp mức thuế đối ứng lên tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(VNF) - Tập đoàn Trung Nam mong muốn dự án Golden Hills City sớm được giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
(VNF) - Báo cáo mới nhất của Batdongsan.com.vn cho thấy thị trường bất động sản (BĐS) trong nước ngày càng quan tâm tới các tiêu chí xanh, bền vững. Một số ít dự án phát triển theo xu hướng BĐS “xanh nguyên bản”, được giới đầu tư sành sỏi quan tâm bởi sở hữu nhiều giá trị khác biệt, bắt nhịp xu hướng toàn cầu.
(VNF) - Với kế hoạch phát triển đô thị đại học cùng chiến lược đầu tư hạ tầng bài bản về nhà ở, y tế, giáo dục, Hà Nam được kỳ vọng trở thành “cánh tay nối dài” góp phần giải bài toán giãn dân và tái cấu trúc đô thị cho Thủ đô Hà Nội.
(VNF) - Thị trường bất động sản Hải Phòng trở nên sôi động với hàng loạt dự án mới chuẩn bị ra mắt. Trong số đó, chủ lực là các dự án đất nền với hàng nghìn lô sắp được tung ra bán.
(VNF) - Sự xuất hiện đồng thời của Vingroup, Ecopark với những “đại dự án” khiến không ít người đặt kỳ vọng thị trường bất động sản Long An có thể lặp lại thành công của Hưng Yên trước đó.
(VNF) - Luật Nhà ở 2023, vẫn giữ nguyên mức lợi nhuận 10% cho phần nhà ở xã hội trong khi thủ tục vô cùng phức tạp đã đẩy DN vào nhiều nguy cơ rủi ro. Điều này khiến cho đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) không được nhiều DN mặn mà.
(VNF) - Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra số 81/KL-TTCP về thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng.
(VNF) - Hạ tầng mở lối, BĐS “cất cánh”, như hai bánh răng của cỗ máy phát triển đô thị. Việc triển khai đồng loạt các công trình quan trọng như Sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Vành đai 2, 3… tạo nên mạng lưới liên kết vùng chặt chẽ giữa TP. HCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Trong đó, TP. Thủ Đức nổi lên như một “nút giao” chiến lược, vừa tiếp giáp trung tâm TP. HCM, vừa kết nối trực tiếp đến sân bay Long Thành – cả trên phương diện giao thông lẫn dòng chảy kinh tế.
(VNF) - Tập đoàn Hateco đã chính thức vận hàng Cảng Container Quốc tế Hateco Hải Phòng (HHIT), đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Cùng VietnamFinance ngắm toàn cảnh bến cảng quốc tế của Tập đoàn HATECO.