‘Tuần trăng mật’ của ông Trump với tiền điện tử đã kết thúc?

Quang Đăng - 06/08/2024 14:42 (GMT+7)

(VNF) - Tuần trăng mật của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump với ngành công nghiệp tiền điện tử có thể đã kết thúc khi số tiền điện tử đóng góp cho chiến dịch tranh của ông vào tháng trước đã giảm mạnh giá trị trong tuần này.

Đó là vì giá tiền điện tử, giống như nhiều cổ phiếu khác, đã chứng kiến chuỗi ngày giảm giá. Coindesk ghi nhận rằng giá Bitcoin đã giảm mạnh 15% trong một ngày, trong khi Ether cũng giảm 21% trong cùng khoảng thời gian đó. Cổ phiếu sàn giao dịch nổi tiếng Coinbase cũng giảm 17%. Nhiều doanh nghiệp liên quan đến tiền điện tử khác đều đã chứng kiến sự sụt giảm thảm khốc tương tự.

Thật vậy, thị trường tiền điện tử đang trải qua những gì mà các nhà quan sát gọi là "cơn bão hoàn hảo". Một sự kiện cụ thể mà một số người cho là nguyên nhân gây ra sự hoảng loạn gần đây của thị trường là một loạt các giao dịch chuyển nhượng tài sản lớn của công ty giao dịch Jump Trading.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị Bitcoin lớn nhất thế giới ở Nashville, Tennessee vào cuối tháng 7 (Ảnh: Brett Carlsen/Getty Images)

The Block cho hay công ty "có vẻ như đang thanh lý hàng trăm triệu USD tiền điện tử". Jump Crypto, chi nhánh tiền điện tử của công ty thương mại độc quyền Jump Trading có trụ sở tại Chicago, đang chuyển hàng triệu tài sản kỹ thuật số sang các sàn giao dịch, điều này có thể làm tăng thêm áp lực bán trên thị trường tiền điện tử.

Dữ liệu từ nền tảng phân tích Blockchain SpotOnChain chỉ ra rằng chỉ trong 24 giờ qua, Jump Crypto đã chuyển 17.576 ETH (tương đương hơn 46,78 triệu USD) sang các sàn giao dịch như Binance, OKX, Coinbase, Bybit và Gate.io. Các giao dịch chuyển tiền mới nhất đã nâng tổng số tiền gửi trên sàn giao dịch của Jump Crypto lên tới 315 triệu USD Ether trong những ngày qua.

Việc rút tiền mặt rõ ràng này dường như đã khiến các nhà đầu tư khác trên thị trường tiền điện tử hoảng sợ, khuyến khích họ cũng “nhảy tàu” theo. Các đợt bán tháo cũng có thể được thúc đẩy bởi cùng nỗi sợ suy thoái đang lan rộng trên phần còn lại của thị trường, khi các nhà giao dịch tiền điện tử cố gắng tránh mất tiền khi thị trường trở nên tồi tệ.

Tóm lại, các chuyên gia cho rằng đây thực sự là thời điểm tồi tệ để tham gia vào thị trường tiền điện tử và ông Donald Trump lại chọn tuyên bố ông gia nhập ngành công nghiệp này vào tuần trước.

Ông Trump đã cố gắng khẳng định mình là người ủng hộ tiền điện tử. Ông đã xuất hiện tại một hội nghị Bitcoin ở Nashville, Tennessee, trong nỗ lực nhằm thu hút sự ủng hộ chính trị từ ngành công nghệ.

Phát biểu tại một hội nghị, ứng cử viên đảng Cộng hòa đã tiết lộ kế hoạch biến Mỹ thành "thủ đô tiền điện tử của hành tinh" nếu ông được bầu cho nhiệm kỳ thứ hai.

Ông Trump đã thể hiện sự nhiệt tình của mình đối với tài sản kỹ thuật số đồng thời cũng nhận được sự ủng hộ từ một số nhân vật có ảnh hưởng nhất trong ngành.

Ông cũng nói về việc Mỹ tạo ra một "kho dự trữ Bitcoin quốc gia chiến lược". Đây là một ý tưởng hiện đang được Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Cynthia Lummis ủng hộ và từ lâu đã được cộng đồng tiền điện tử kỳ vọng.

Trang web chiến dịch của ông cũng đã giúp việc đóng góp tiền điện tử trở nên khả thi thông qua một cổng thông tin tích hợp với Coinbase và Gemini.

Các chuyên gia đã có những nhận định khá hóm hỉnh rằng giống như một nhà giao dịch mới vào nghề, ông Trump dường như đã tham gia thị trường vào đúng thời điểm không thích hợp.

Giá Bitcoin giảm mạnh sau khi vị cựu Tổng thống gợi ý rằng loại tiền điện tử này có thể được sử dụng để trả khoản nợ quốc gia trị giá 35.000 tỷ USD của Mỹ.

Nhiều nhà kinh tế cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), chứ không phải Nhà Trắng, đã làm chậm lại tốc độ tăng trưởng việc làm và gây ra sự hoảng loạn trên thị trường.

Những người chỉ trích cho rằng việc chủ tịch Fed Jerome Powell từ chối cắt giảm lãi suất ngày càng gây nguy hiểm cho nền kinh tế.

Cần lưu ý rằng chính ông Trump đã đề cử ông Powell vào vị trí hiện tại của mình, chứ không phải Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

Ông Powell cũng đã bỏ qua lời khuyên từ những người theo chủ nghĩa Dân chủ cấp tiến đã thúc giục ông cắt giảm lãi suất, cảnh báo rằng các chính sách của ông có thể gây ra suy thoái.

Ngược lại, ông Trump đã dành vài tuần qua để thúc giục ông Powell không cắt giảm lãi suất trước cuộc bầu cử tổng thống.

Dù gì chăng nữa, nền kinh tế Mỹ vẫn tương đối mạnh, bất chấp lạm phát dai dẳng và lo ngại về suy thoái. Hơn 15 triệu việc làm mới đã được tạo ra dưới thời chính quyền ông Biden và tỷ lệ thất nghiệp đã đạt mức thấp nhất trong 53 năm vào tháng 1 năm ngoái.

Theo Gizmodo
Chứng khoán toàn cầu bị ‘đánh thức’ khỏi giấc mơ Mỹ hạ cánh mềm

Chứng khoán toàn cầu bị ‘đánh thức’ khỏi giấc mơ Mỹ hạ cánh mềm

Tài chính quốc tế
(VNF) - Từ Tokyo đến Seoul, từ London đến Frankfurt, màn hình của các nhà giao dịch cổ phiếu tràn ngập màu đỏ vào phiên 5/8. Chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của Nhật Bản và cổ phiếu trí tuệ nhân tạo đắt đỏ là một trong những yếu tố tác động, nhưng nỗi sợ lớn nhất của thị trường là suy thoái kinh tế ở Mỹ.
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.