Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo tài chính hợp nhất vừa được công bố của VPI cho thấy, quý III/2023, doanh thu thuần chỉ đạt 269 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước và thấp nhất trong 9 quý qua, kể từ sau quý II/2021.
Lợi nhuận gộp vì vậy cũng giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 152 tỷ đồng.
Trong quý, VPI có thêm 27 tỷ đồng doanh thu tài chính (tăng 9%), 8 tỷ đồng lãi trong công ty liên doanh, liên kết (tăng 47%), 7 tỷ đồng lãi khác (tăng 26 lần).
Tuy nhiên, với chi phí tài chính khá lớn, đạt 80 tỷ đồng (tăng 18%) và chi phí quản lý 52 tỷ đồng (tăng 23%) lãi trước thuế quý III/2023 của VPI chỉ đạt 51 tỷ đồng, giảm 54%. Khấu trừ thuế, lãi còn 32 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm trước và thấp nhất kể từ sau quý II/2021.
Kết quả đáng thất vọng này cũng đã chấm dứt chuỗi ngày “bay cao” của VPI, kéo dài từ quý IV/2022 đến quý II/2023, với mức lãi sau thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng/quý.
Tuy vậy, nhờ có 6 tháng đầu năm làm ăn khá tốt, kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng của VPI vẫn khá ổn với: doanh thu thuần 1.742 tỷ đồng, tăng 25%; lợi nhuận gộp 1.161 tỷ đồng, tăng 77%; lãi trước trước 618 tỷ đồng, tăng 35%; lãi sau thuế 438 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm đáng chú ý trong bức tranh 9 tháng là chi phí tài chính rất cao, đạt 361 tỷ đồng, tăng 2,6 lần; chi phí bán hàng tăng gấp đôi, đạt 139 tỷ đồng.
Về tài sản, tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của VPI đạt 10.821 tỷ đồng, giảm 2,4% so với đầu năm. 25% tài sản của VPI tập trung ở các khoản phải thu, đạt 2.706 tỷ đồng, giảm 11%.
19% khác nằm ở hàng tồn kho, đạt 2.040 tỷ đồng, tăng 6%, chủ yếu là chi phí sản xuất dở dang tại các dự án: The Terra Bắc Giang (1.367 tỷ đồng), Song Khê – Nội Hoàng (195 tỷ đồng)… Tồn kho thành phẩm có giá trị 77 tỷ đồng, nằm ở: Vlasta Sầm Sơn (37 tỷ đồng), The Terra An Hưng (5 tỷ đồng), Grandeur Palace Giảng Võ (19 tỷ đồng), The Terra Hào Nam (14 tỷ đồng).
Ngoài ra, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng chiếm 25% tài sản, đạt 2.682 tỷ đồng, tăng 1,3%. Trong số này, chi xây dựng cơ bản dở dang có giá trị hơn 800 tỷ đồng, nằm tại: dự án Cồn Khương – Cần Thơ (307 tỷ đồng), Lộc Bình – Thừa Thiên Huế (140 tỷ đồng), Grandeur Palace Mỹ Đình (73 tỷ đồng), Vlasta Sầm Sơn (222 tỷ đồng)…
Về nguồn vốn, tại ngày 30/9/2023, nợ phải trả của VPI đạt 6.867 tỷ đồng, giảm 6% so với đầu năm. Đáng chú ý, khoản “người mua trả tiền trước ngắn hạn” (tức doanh thu tương lai, được ví như "lương khô" của doanh nghiệp) chỉ còn 289 tỷ đồng, giảm 50% so với đầu năm, do sự suy giảm tại dự án Vlasta Sầm Sơn, dù cho đã tăng ở The Terra Bắc Giang. Nợ vay của VPI khá lớn, đạt 4.110 tỷ đồng, tăng 3%.
Với vốn chủ sở hữu đạt 3.954 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,73 lần.
Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 9 tháng của VPI khá xấu khi âm tới 283 tỷ đồng, do tăng hàng tồn kho, giảm các khoản phải trả, chi trả lãi vay và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong kỳ, VPI đã giảm mạnh việc mua sắm tài sản (giảm 96%), bớt cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác (giảm 81%), tăng cường thu hồi cho vay, bán công cụ nợ của đơn vị khác (tăng gấp 4 lần), thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (tăng 90%). Tuy vậy, dòng tiền đầu tư không thể đủ để bù đắp dòng tiền hoạt động.
Trong điều kiện bình thường, các công ty sẽ đẩy mạnh vay mượn, song VPI có lẽ đã ỷ vào quy mô tiền lớn để hành động ngược lại là thu hẹp dòng tiền đi vay (giảm 75%). Hệ quả là tiền và tương đương tiền tại ngày 30/9/2023 đã sụt giảm tới 62% so với đầu năm, chỉ còn 184 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.