Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chiều 27/10, lãnh đạo UBND tỉnh Hoà Bình và Sơn La đã có buổi làm việc về hướng tuyến, phương án và cách thức triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Sơn La).
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư PPP hỗn hợp, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ-TTg, ngày 17/5/2019. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 85km, trong đó có 49km trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, 36km địa phận huyện Vân Hồ, Mộc Châu (Sơn La).
Đây là dự án nhóm A có tổng mức đầu tư khoảng 22.294 tỷ đồng, trong đó, phần nhà nước tham gia trong dự án là quỹ đất của địa phương hai tỉnh khoảng 5.000 tỷ đồng (tỉnh Hòa Bình khoảng 900 tỷ đồng; tỉnh Sơn La 4.100 tỷ đồng).
Tại buổi làm việc, các đại biểu tỉnh Sơn La và nhà đầu tư tiềm năng đã đưa ra những khó khăn về cơ chế, chính sách cho thấy dự án buộc phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, qua tính toán mật độ phương tiện giao thông dự báo không cao, tuyến quốc lộ 6 chạy song song, thời gian thu hồi vốn dài, khả năng huy động vốn tín dụng thực hiện theo hình thức BOT toàn tuyến khó khăn ở thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, khả năng cân đối các nguồn vốn ngân sách nhà nước bổ sung tham gia thực hiện toàn dự án (kể cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) trong giai đoạn 2021-2025 rất khó khăn…
Chính vì vậy, theo ý kiến của tỉnh Sơn La và nhà đầu tư tiềm năng, nên giảm quy mô dự án từ cao tốc xuống thành loại đường có tốc độ cao. Theo đó, toàn đoạn tuyến khu vực địa bàn tỉnh Sơn La sẽ được điều chỉnh và đầu tư vốn theo hướng dùng ngân sách nhà nước. Trước mắt, để đảm bảo thông tuyến giai đoạn 1, khai thác hiệu quả tuyến đường 35km thuộc địa phận tỉnh Sơn La (bề rộng nền đường 13,5 m).
Về phía tỉnh Hoà Bình, cơ bản có 2 phương án để đấu nối với đoạn cuối của tỉnh Sơn La. Phương án thứ nhất, hướng tuyến sẽ từ TP. Hoà Bình đến xã Cao Sơn (Đà Bắc), sau đó có 2 cầu vượt hồ Hoà Bình đấu nối với điểm cuối đoạn tuyến của tỉnh Sơn La.
Phương án thứ 2 là điều chỉnh về phần địa bàn tỉnh Hoà Bình sẽ không đi qua huyện Đà Bắc mà chạy theo tuyến đường 435 từ TP. Hoà Bình lên xã Ngòi Hoa, sau đó triển khai tiếp 25km và đấu nối và điểm cuối của đoạn tuyến cuối trên địa bàn tỉnh Sơn La. Đối với phương án này sẽ tránh được sương mù khu vực đèo Thung Khe.
Tuy nhiên, theo quan điểm của lãnh đạo tỉnh Hoà Bình, đối với dự án tuyến đường nên vẫn được triển khai theo hướng là cao tốc.
Đồng thời, lãnh đạo tỉnh này cho rằng nếu dự án đi theo trục đường 435 sẽ không đảm bảo về chất lượng khi hàng loạt xe tải trọng lớn qua đây. Cùng với đó, không phát huy hiệu quả đối với những địa bàn của huyện Đà Bắc và các vùng giáp ranh của tỉnh Sơn La...
Qua thảo luận hai bên, Bí thư Tỉnh uỷ Hoà Bình và Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La thống nhất vẫn triển khai dự án tuyến đường Hoà Bình - Mộc Châu theo quy mô cao tốc.
Theo lãnh đạo 2 tỉnh, dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với tỉnh Hoà Bình và Sơn La, mà tương lai còn triển khai tiếp đến tỉnh Điện Biên.
Về hướng tuyến, Bí thư Tỉnh uỷ Sơn La đề nghị các đơn vị chức năng, nhà đầu tư tiềm năng khảo sát kỹ, tham mưu đảm bảo có tính khả thi, nghiên cứu cụ thể về điều kiện địa chất, xác định các điểm đứt gãy để lên phương án công trình cầu, hầm hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất. Làm rõ những đoạn tuyến, công trình sử dụng ngân sách nhà nước, nguồn vốn thực hiện trình Chính phủ và trình các bộ, ngành liên quan.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.