Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở (nơi có tuyến đường Vành đai 4 đi qua), mở đợt sinh hoạt chính trị với các hình thức phù hợp nhằm tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nội dung: Nghị quyết của Quốc hội về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, tầm quan trọng đặc biệt, ý nghĩa của dự án; xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng, cấp bách của cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội địa phương, đơn vị trong thời gian tới.
Ban Thường vụ Thành ủy cũng chỉ đạo phải thống nhất chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng, bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi theo quy định và đặc thù của dự án; vận động nhân dân thực hiện chủ trương, quyết định thu hồi đất; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý dân cư, quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tiếp công dân, tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh, kiến nghị tố cáo và giải quyết, trả lời đúng quy định pháp luật...
Ban Thường vụ các quận ủy, huyện ủy Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín thành lập Tổ công tác cấp huyện do bí thư cấp ủy làm tổ trưởng, chủ tịch UBND quận, huyện làm tổ phó; thành lập bộ phận tiếp công dân chuyên trách phục vụ dự án từ thành phố đến các xã, phường, thị trấn.
Bên cạnh đó, 7 quận, huyện trên cũng có trách nhiệm ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của địa phương; phân công nhiệm vụ cụ thể cho bí thư, phó bí thư, ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành, các phòng, ban, ngành, các xã, phường nơi có dự án đi qua và huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị.
Trong kế hoạch, mỗi địa phương cần xác định rõ lộ trình, thời hạn hoàn thành; ban hành quy chế hoạt động của ban chỉ đạo, tổ công tác; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật đối với các khiếu nại tố cáo liên quan đến đất đai, bảo đảm không phát sinh điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự; giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân;
Cùng với đó, gắn xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu không hoàn thành đúng tiến độ giải phóng mặt bằng để ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án; định kỳ giao ban kiểm điểm tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy. Kịp thời đề xuất, báo cáo UBND thành phố giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Đáng chú ý, Thành ủy cũng yêu cầu các huyện hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trước quý II/2023; các quận, huyện tổ chức bàn giao 60-70% diện tích đất đã GPMB xong trước quý III/2023 và bàn giao toàn bộ phần diện tích còn lại trong quý IV/2023.
Liên quan đến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội, trước đó, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án.
Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình đối với các dự án thành phần thuộc phạm vi quản lý; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát tài sản nhà nước.
Chính phủ yêu cầu 3 địa phương trên chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo nguồn vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 56/2022/QH15 của Quốc hội; điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần theo thẩm quyền của người quyết định đầu tư trong trường hợp không làm tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần đó.
Trường hợp tăng tổng mức đầu tư của dự án thành phần, giao cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có thẩm quyền của dự án thành phần có trách nhiệm cân đối bổ sung nguồn vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện dự án thành phần đó.
UBND các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Hà Nội trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án thành phần trên địa phận từng địa phương và dự án thành phần 3.
UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh tổ chức lập, thẩm tra, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần được phân cấp, hoàn thành trước ngày 31/1/2023 và thực hiện các công việc tiếp theo, bảo đảm khởi công trước 30/6/2023.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.