Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
"Ăn theo" dự án Vingroup
Những ngày trung tuần tháng 3/2020, trước một số thông tin manh nha về việc Tập đoàn Vingroup đề xuất xây dựng 2 khu đô thị trên địa phận huyện Thạch Thất. Một ở khu đất rộng 200ha ngay sát khu công nghệ cao vào đại lộ Thăng Long (khu giãn dân Quan Giai được giới cò đất cho là nằm sát lối đi vào khu đô thị này). Thứ hai là Khu đô thị nằm giáp huyện Quốc Oai, cách đại lộ Thăng Long 500m và gần đường từ đại lộ đi vào trung tâm huyện Thạch Thất.
Để đón đầu các dự án của Vingroup nhiều người dân Hà Nội đã đổ xô về xã Đồng Trúc, Thạch Thất, TP Hà Nội tìm mua đất. Đặc biệt là khu đất giãn dân Quan Giai.
Chỉ trong khoảng vài ngày, giá đất nơi đây đã tăng chóng mặt. Trước đó, trước ngày 15/3, những lô đất tái định cư, đất giãn dân ở đây chỉ vào khoảng 6-8 triệu đồng mỗi m2 nhưng chỉ vài ngày sau đã bị "làm giá" lên đến 15 triệu đồng/m2. Những mảnh đẹp bên ngoài có giá 18-20 triệu đồng/m2.
Có những thời điểm, giá đất bị "thổi giá" theo ngày, một mảnh đất sổ đỏ có diện tích khoảng 103m2, nằm ở mặt ngoài trục đường được rao với giá 16 triệu đồng/m2. Ngày hôm sau, cũng mảnh đất ấy đã có giá 18 triệu đồng/m2. Đất tăng chóng vánh lên vài giá chỉ qua “miệng” cò.
Phó chủ tịch xã Đồng Trúc Nguyễn Đình Nghi thừa nhận: có tình trạng một số người dân, nhà đầu tư bất động sản kéo về khu vực Quan Giai (Đồng Trúc) để mua bán, giao dịch đất nền. Đây là đất giãn dân được cấp cho 67 hộ từ năm 2007.
Kịch bản tương tự cũng xảy ra tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cụ thể, xuất hiện một văn bản của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận cho một Tập đoàn lớn nghiên cứu làm dự án bất động sản hơn 800ha tại đây. Ngay sau đó, giá đất khu vực này tăng chóng mặt do "cò" làm giá.
Nhưng rất nhanh sau đó, bong bóng đất chỉ trong 10 ngày bắt đầu "xịt hơi" chính quyền đã có những văn bản cảnh báo người dân, xử lý những trường hợp phân lô bán nền trái pháp luật.
Mắc kẹt vì bong bóng BĐS
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch liên minh các sàn giao dịch BĐS G5 cho biết: "việc ăn theo tin các dự án để đầu tư đất nền chờ sóng, đặc biệt tại thời điểm hiện nay, là vô cùng rủi ro. Nguyên nhân là do dự án mới đang trong giai đoạn nghiên cứu. Do đó, nếu nhà đầu tư ôm đất có thể sẽ bị kẹt hàng. Bên cạnh đó, việc ôm hàng giá cao càng khiến nhà đầu tư dễ hứng rủi ro và chôn vốn".
"Đối với các nhà đầu tư lướt sóng, việc mua đi bán lại kiếm lời cũng rất nguy hiểm, khi thị trường nhưng trệ, người mua cuối sẽ bị thiệt hại nặng nề", ông Khánh nói.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Huy, Phó Chủ tịch CTCP Đầu tư kinh doanh Bất động sản Hải Phát, "việc lướt sóng đất tại các khu vực trên rất mạo hiểm, có thể, nhà đầu tư không thoát nhanh được nhanh sẽ bị mắc cạn, nếu dùng đòn bẩy tài chính thì họ sẽ phải gồng mình trả nợ hằng tháng. Trường hợp không trả được thì khoản vay của họ biến thành nợ xấu, ngân hàng cũng rất khó để thu hồi nhanh số tiền này”.
Trong báo cáo về thị trường BĐS Quý I/2020, VARS chỉ rõ: "cần cẩn trọng với tình trạng tăng giá đất tại Thạch Thất, Vũng Tàu vì có hiện tượng làm giá".
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đính đánh giá: "Với những cơn sốt nóng về BĐS như vậy, nhà đầu tư đa phần cũng hiểu không thể găm tiền đầu tư lâu, nếu tính theo giá trị vốn là lỗ, nếu để lâu phải bán cắt lỗ, như vậy, thị trường sẽ hỗn loạn".
Ông Nguyễn Văn Đính cảnh báo các nhà đầu tư cần tỉnh táo, bởi đầu tư theo đám đông rất dễ rủi ro. Ngoài ra, sau cơn sốt, bên cạnh việc nhiều nhà đầu tư ôm đất gặp trái đắng mà nhiều DN BĐS chân chính cũng khó tiếp cận được quỹ đất do giá đất đã bị đẩy lên cao.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.