Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Liên quan đến vấn đề này, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT)
Xin ông cho biết tổng thể mạng lưới cao tốc Bắc - Nam sẽ được xây dựng như thế nào?
Đầu tiên, tôi xin khẳng định rằng việc xây dựng cao tốc Bắc - Nam là quyết định đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã được thống nhất phê duyệt.
Cụ thể, tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 1/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, mạng đường bộ cao tốc Việt Nam sẽ gồm 31 tuyến với tổng chiều dài 6.411km, đươc chia thành các khu vực:
Thứ nhất, trục xương sống Bắc - Nam dài 3.083km; Thứ hai, khu vực phía Bắc: 14 tuyến (dài 1.368km); Thứ ba, khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến (dài 264km). Thứ tư, khu vực phía Nam gồm 7 tuyến (dài 983km); Thứ sáu Vành đai cao tốc tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gồm 5 tuyến (713km).
Ngoài ra trong quá trình triển khai quy hoạch, căn cứ về nguồn lực và nhu cầu vận tải nghiên cứu ưu tiên một số tuyến: Hà Giang-Tuyên Quang, Lai Châu-Bảo Hà, Hòa Bình-Điện Biên, Pleiku-Lệ Thanh, Chơn Thành-Hoa Lư, Thanh Thủy - Rộ, Cao Bồ - Thịnh Long.
Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/11/2020 của Ban chấp hành Trung ương nêu rõ: "Đến năm 2020, cả nước phải đạt 2.000km đường cao tốc", dường như đến nay mục tiêu này khó thành hiện thực, thưa ông?
Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2015, mục tiêu chúng ta phải đạt 600km đường cao tốc, tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, chúng ta đã xây dựng được tới 731km đường cao tốc.
Dự kiến, đến năm 2020, là 2.000km cao tốc nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa đạt mục tiêu đó, thực tế đạt khoảng 1.410km cao tốc.
Như vậy, cần phải tăng tốc hoàn thành 11 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông để có thêm 654km cao tốc vào năm 2021, lúc đó toàn quốc sẽ có 2.064km cao tốc, đạt mục tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban chấp hành Trung Ương.
Xin ông cho biết, tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến Tp. HCM hiện đã và đang triển khai ra sao, ông đánh giá như thế nào về tiến độ tuyến đường "xương sống" này?
Cho đến nay, trục "xương sống" cao tốc từ Hà Nội - Tp. HCM đang được Chính phủ, Quốc hội, các Bộ ngành và toàn bộ thể chế đặc biệt quan tâm.
Tuy nhiên, chúng ta mới chỉ hoàn thành thực tế có 316km đường cao tốc, lại là các dự án ở một số vùng miền, thiếu tính kết nối nên không thể "đóng mạch" cao tốc Bắc - Nam. Điều này dẫn đến hiệu quả các các tuyến cao tốc cũng chưa phát huy được hết công năng cho sự phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, các trung tâm kinh tế lớn.
Trong 11 dự án cao tốc, hiện mới triển khai được tuyến La Sơn - Tuý Loan và mới đây là Cam Lộ - La Sơn. Tới đây, Bộ GTVT đang quyết tâm triển khai thêm 1.306km cao tốc mới (cụ thể, giai đoạn 2017 - 2020 là 647km cao tốc và giai đoạn 2021-2025 là 659km cao tốc).
Xin ông cho biết, tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) cho 11 dự án cao tốc Bắc - Nam hiện nay?
Tính đến thời điểm hiện tại, 13 địa phương cùng các đơn vị có liên quan đang rất tích cực GPMB và đã có những thành quả nhất định.
Cụ thể, các địa phương đã bàn giao 477,25km/654km (73%), dự kiến hoàn thành quý ll/2020. Ngoài ra, đã và đang xây dựng được 114 khu tái định cư (trong đó, hoàn thành 35 khu, đang xây dựng 79 khu).
Việc giải ngân thực hiện GPMB được triển khai như thế nào, thưa ông?
Trong năm 2018, Bộ GTVT đã giải ngân hết 142 tỷ đồng. Năm 2019, theo kế hoạch được giao là 7.481 tỷ đồng, đã giải ngân 6.855 tỷ đồng (đạt khoảng 92%).
Những tháng đầu năm 2020, đã giao vốn 8.970 tỷ đồng, đến hết tháng 4/2020 giải ngân được 1.389 tỷ đồng (đạt khoảng 15,5%).
Vừa qua, Bộ GTVT đã kiến nghị, chuyển 8 dự án cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công thay vì thực hiện theo mô hình PPP, lý do nào để Bộ GTVT đề xuất như vậy, thưa ông?
Trong bối cảnh hiện nay, việc điều chỉnh 8 dự án cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công là cấp thiết với các lý do sau:
Thứ nhất, nguồn vốn vốn tín dụng để hút vốn cho dự án PPP ngày một thu hẹp. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư cũng không hề dễ. Cụ thể, sau khi thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã quyết định hủy sơ tuyến quốc tế và chuyển sang đấu thầu rộng rãi trong nước lựa chọn nhà đầu tư.
Kết quả sơ tuyển cho thấy, tại 7 dự án thành phần có nhiều hơn 2 nhà đầu tư qua sơ tuyển, riêng dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư tham gia.
Trong bối cảnh dịch Covid -19 lan rộng, việc tận dụng nguồn vốn nhà nước ưu tiên xây dựng hạ tầng là hợp lý và cần thiết.
Xin ông nói rõ hơn những khó khăn về nguồn tín dụng cho các dự án cao tốc Bắc - Nam?
Trong văn bản số 1101/NHNN-TD ngày 17/02/2020 nêu rõ: Tính đến 31/12/2019, dư nợ tín dụng 110.673 tỷ đồng, chiếm 1,35% tổng dư nợ nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu 0,27%. Tại 49 dự án BOT khi khai thác không đạt doanh thu dư nợ khoảng 64. 676 tỷ đồng, khả năng nợ xấu tiếp tục tăng.
Ngoài ra, do quy mô và tổng mức đầu tư (TMĐT) lớn, nhu cầu vốn vay lớn (trung bình 5.170 tỷ đồng/dự án), thời gian vay vốn dài 15-23 năm. Trong khi nguồn vốn tổ chức tín dụng (TCTD) ngắn hạn, khó khăn trong việc cân đối vốn.
Ngoài ra, TCTD phải tuân thủ giới hạn cấp tín dụng. Tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn giảm dần. Bên cạnh đó, dự án xây mới đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm trong thi công và tiềm lực tài chính lớn.
Vốn vay lớn, tài sản đảm bảo chủ yếu là quyền thu phí, không có bảo lãnh, trường hợp xảy ra rủi ro về doanh thu, chính sách ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng và chất lượng tín dụng.
Các TCTD sẽ rất khó khăn tham gia nếu không được xử lý những vướng mắc về thu phí của các dự án và trả nợ ngân hàng hiện nay. Các hệ số an toàn vốn ngân hàng đã chạm ngưỡng, tổng dư nợ cam kết tín dụng đối với dự án BOT đã chạm giới hạn cấp tín dụng đối với lĩnh vực này.
Mặt khác, tổng dư nợ cam kết tín dụng với các dự án BOT đã chạm ngưỡng. trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục hình thức PPP sẽ không khả thi, kéo dài thời gian thực hiện dự án, có thể không hoàn thành cả trong giai đoạn 2021-2025.
Nếu được Chính phủ, Quốc hội đồng ý chuyển 8 dự án cao tốc về đầu tư công thì tiến độ thực hiện các dự án này sẽ triển khai như thế nào, thưa ông?
Nếu chuyển về đầu tư công, Bộ GTVT sẽ phấn đấu khởi công ngay trong tháng 8/2020, nhằm tận dụng ngay khối lượng GPMB đã thực hiện (73%), tránh trường hợp tái lấn chiếm. Đồng thời, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, sớm thu hồi vốn cho nhà nước.
Sau khi huỷ thầu quốc tế, việc lựa chọn nhà đầu tư nội đủ năng lực hiện nay thế nào, thưa ông?
Theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV, giai đoạn 2017-2020, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Bộ GTVT đã huỷ thầu quốc tế nhằm phát huy nội lực trong nước, đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Sau khi đấu thầu trong nước rộng rãi, 7 dự án có 2 nhà đầu tư trở lên, đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư.
Đáng chú ý, các nhà đầu tư chủ yếu là nhà thầu có năng lực thi công tốt, nhưng lại không có thế mạnh trong huy động vốn tín dụng, trong khi tỉ lệ vốn tín dụng trong tổng mức đầu tư (TMĐT) lớn đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực tài chính.
Do năng lực tài chưa mạnh, hiện các nhà đầu tư quan tâm đến các đoạn tuyến nào, thưa ông?
Theo đánh giá của Bộ GTVT, nhà đầu tư quan tâm đến đoạn có vốn hỗ trợ nhà nước lớn như: Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Ngay cả các đoạn có nhu cầu vận tải lớn như Phan Thiết - Dầu Giây hay Mai Sơn - QL 45 cũng không hấp dẫn bằng đoạn khác so tỷ lệ vốn hỗ trợ nhà nước so với TMĐT.
Ngoài ra, cũng có một số nhà đầu tư tham gia nhiều dự án.
Xin ông cho biết, sau khi điều chỉnh, nguồn vốn đầu tư các dự án cao tốc được tính toán thế nào?
Hiện tại, tổng mức đầu tư dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông sau khi được điều chỉnh là khoảng 99.493 tỷ đồng (trong đó, bao gồm 55.000 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 được xác định tại Nghị quyết số 52). Như vậy, mức đầu tư dự án sẽ giảm khoảng 19.223 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt tại Nghị quyết 52 (118.716 tỷ đồng).
Với số vốn còn lại 44.493 tỷ đồng, Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm cân đối, bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT.
Chính phủ sẽ chỉ đạo, tổng hợp trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của quốc gia, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
Mặt khác, sau khi dự án hoàn thành, Chính phủ sẽ nghiên cứu phương án phù hợp để thu hồi vốn nhà nước; mặc dù chưa thể bù đắp ngay cho ngân sách Nhà nước trong giai đoạn trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ tạo nguồn thu cho ngân sách, phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong các giai đoạn tiếp theo.
Xin ông nói rõ hơn về phương án thu hồi vốn nhà nước cho các dự án cao tốc Bắc - Nam nếu chuyển sang đầu tư công?
Hiện tại, Bộ GTVT đang đề xuất 2 phương án, thứ nhất, nhượng quyền thu phí trong vòng 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm; Phương án hai nhà nước tự vận hành và khai thác.
Cảm ơn ông!
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.