Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tuần này, công ty phân tích thị trường blockchain Mỹ Chainalysis đã công bố báo cáo về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) 2022.
Đây là năm thứ 3 liên tiếp Chainalysis thực hiện nghiên cứu để đưa ra danh sách những quốc gia đi đầu thế giới trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiền ảo từ dữ liệu thu thập được tại 146 quốc gia/vùng lãnh thổ.
Theo đó, mỗi năm Chainalysis sẽ đưa ra danh sách xếp hạng các quốc gia có chỉ số chấp nhận tiền điện tử cao nhất trên toàn cầu, dựa trên những chỉ số liên quan đến khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch tập trung, khối lượng giao dịch ngang hàng (P2P), khối lượng giao dịch trên các nền tảng DeFi. Các chỉ số được lấy trung bình trong một năm, thang điểm chấm trong khoảng 0-1 cho từng quốc gia.
Trong danh sách GCAI 2022 mới được công bố bởi Chainalysis, Việt Nam là quốc gia đứng đầu về chỉ số này, được chấm điểm tuyệt đối là 1 điểm về việc áp dụng tiền số, theo sau là các quốc gia Philippines (0,75 điểm), Ukraine (0,69 điểm), Ấn Độ (0,66 điểm), Mỹ (0,65 điểm). Trung Quốc “chốt sổ” top 10 với mức đánh giá 0,53 điểm.
Trong bảng xếp hạng Chainalysis đưa ra, Việt Nam cho thấy sức mua cực cao và mức độ chấp nhận tiền số được điều chỉnh theo dân số trên các công cụ tiền điện tử tập trung, DeFi và P2P. Cuộc thăm dò được thực hiện vào năm 2020 cho thấy 21% người tiêu dùng Việt Nam cho biết đã sử dụng hoặc sở hữu tiền điện tử, chỉ đứng sau Nigeria với 32%. Ngoài ra, các trò chơi dựa trên tiền điện tử, bao gồm các trò chơi theo mô hình chơi để kiếm tiền (P2E) và chuyển sang kiếm tiền (M2E), cũng đặc biệt phổ biến ở Việt Nam.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Việt Nam được Chainalysis đánh giá cao về khả năng tiếp nhận và áp dụng tiền điện tử. Trong danh sách chỉ số GCAI 2021, Việt Nam cũng giữ vị trí thứ nhất, và xếp hạng 10 vào năm 2020, năm đầu tiên công ty Mỹ thực hiện hạng mục nghiên cứu này.
Trong báo cáo, Chainalysis chỉ ra xu hướng rằng các thị trường mới nổi đang thống trị Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu năm nay. Cụ thể, trong danh sách 20 quốc gia có chỉ số chấp nhận tiền điện tử cao nhất năm nay, có tới 10 quốc gia thuộc nhóm có thu nhập trung bình thấp, 8 quốc gia có thu nhập trung bình cao, trong khi chỉ 2 quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao (Mỹ, Anh).
Chainalysis nhận định người dùng ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và trung bình cao thường dựa vào tiền điện tử để gửi kiều hối, tiết kiệm trong thời gian tiền tệ biến động và đáp ứng các nhu cầu tài chính khác. Các quốc gia này cũng có xu hướng dựa vào Bitcoin và stablecoin nhiều hơn các quốc gia khác.
Công ty phân tích Mỹ cũng chỉ ra mức độ áp dụng tiền điện tử trên toàn cầu đã chững lại trong năm ngoái sau khi tăng trưởng liên tục kể từ giữa năm 2019. Việc áp dụng tiền điện tử trên toàn cầu đạt mức cao nhất mọi thời đại vào quý II/2021, giảm vào quý III khi thị trường tiền số giảm, rồi lại tăng vào quý cuối cùng của năm ngoái. Nhưng trong nửa đầu năm nay, thị trường tiền số liên tục “đỏ lửa” cũng khiến mức độ áp dụng tiền điện tử chững lại, dù mức độ áp dụng toàn cầu vẫn cao hơn mức năm 2019.
Mặc dù vậy, Chainalysis lưu ý mức độ áp dụng tiền điện tử giảm không đại diện cho việc thị trường tiền số trở nên kém phát triển hay mất động lực tăng trưởng. Dữ liệu cho thấy rằng một lượng lớn người dùng mới quan trọng đầu tư vào tiền điện tử trong thời kỳ tăng giá có xu hướng duy trì ngay cả khi giá giảm, cho phép hệ sinh thái liên tục phát triển theo chu kỳ thị trường.
Xem thêm >> Tỷ phú tiền số Changpeng Zhao mất hơn 85 tỷ USD từ đầu năm
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.