Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án được thực hiện tại xã Ninh Xá, xã Trạm Lộ và xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh với quy mô 249,75ha. Tổng nguồn vốn đầu tư là 2.847,819 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Viglacera là 859,735 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện dự án không quá 36 tháng, kể ngày được nhà nước bàn giao đất. Thời gian hoạt động của dự án 50 năm, kể từ ngày 17/2/2021.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung tiếp thu, giải trình và thẩm định theo quy định của pháp luật; việc triển khai dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm về việc đề xuất lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác có liên quan;
Đồng thời tổ chức thực hiện thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô, địa điểm và tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư; chỉ được triển khai thực hiện dự án sau khi thông tin về địa điểm thực hiện dự án tại báo cáo đánh giá tác động môi trường được làm rõ và được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận, đảm bảo thống nhất với địa điểm thực hiện dự án tại quyết định chủ trương đầu tư.
Trước đó, vào tháng 12/2020, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp Thuận Thành I tỷ lệ 1/2.000.
Quy mô lập quy hoạch dự án hơn 262ha, trong đó diện tích khu công nghiệp khoảng gần 250ha, diện tích nghĩa trang khoảng 7,71ha và đất hoàn trả hệ thống kênh mương thủy lợi khoảng 5,25ha.
Về Viglacera, trong năm 2020 công ty ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt hơn 860 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch năm. Tính riêng công ty mẹ, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 732 tỷ đồng, vượt 22% mục tiêu đã đề ra.
Đây là kết quả khá tích cực, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với đó là tình hình thiên tai bão lũ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ nhu cầu về xây dựng, sử dụng vật liệu xây dựng giảm mà áp lực cạnh tranh của thị trường nội địa cũng gia tăng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, mặt khác, diễn biến giá xăng dầu có thời điểm giảm mạnh đã giúp công ty tiết giảm được chi phí nhiên liệu trực tiếp, chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, qua đó giảm giá thành sản phẩm.
Tổng giám đốc Viglacera Nguyễn Anh Tuấn cho biết trong những năm tới công ty định hướng mở rộng và đầu tư mạnh mẽ vào thị trường miền Nam.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.