'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trả lời trên báo chí mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong cuộc họp ngày 5/9, ông đã mời người dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi vụ cháy Công ty Rạng Đông lên tham dự.
Ông nói, ở đó đã nghe họ phát biểu, trực tiếp hỏi người dân nhưng người dân nói “Không có bức xúc gì”. Sau phát biểu nói trên, phóng viên đã xuống hiện trường, tìm gặp hai người được mời lên thành phố họp ngày 5/9, trong đó, có một Bí thư chi bộ khu phố thuộc phường Hạ Đình và một Tổ trưởng dân phố thuộc phường Thanh Xuân Trung.
Khi phóng viên hỏi, vị Bí thư chi bộ khu phố số 3 phường Hạ Đình cho rằng người dân tại khu phố của ông “cơ bản ổn định”. Trong khi đó, Tổ trưởng tổ dân phố số 23 phường Thanh Xuân Trung, nhà cách Công ty Rạng Đông chừng 70m trao đổi qua điện thoại với phóng viên cho biết, việc người dân lo cho sức khỏe của mình sau vụ cháy hoàn toàn đúng, bởi người dân không biết chỉ số ô nhiễm ra sao. Tuy nhiên bà khẳng định: “Tôi vừa báo cáo với Chủ tịch UBND quận, ở khu tôi, 100% ổn định, nhân dân tự truyền tai nhau kéo về làm ăn, không có vấn đề gì”.
Ghi nhận của phóng viên, đến nay, nửa tháng sau vụ cháy, khu vực phía trước cổng Công ty Rạng Đông, hàng quán tại vỉa hè cũng như các cửa hàng đã quay trở lại buôn bán. Công nhân Công ty đi làm khá đông, buổi trưa ra ngoài cửa hàng ăn uống bình thường. Nhưng cạnh đó, một số nhà dân vẫn khóa cửa, vài con ngõ khu vực lân cận vụ cháy ít người qua lại.
Tại khu vực Tổ dân phố số 10, Khu dân cư số 5 phường Hạ Đình nằm sát khu nhà xưởng bị cháy, trên một số khe cửa nhà có bao thư dán kín vẫn chưa có ai nhận; thậm chí có cả tờ rơi tiếp thị thực phẩm chức năng “ngừa thủy ngân” còn được gài nguyên. Dù phóng viên đứng trước cửa, nhưng Tổ trưởng dân phố tại đây vẫn từ chối tiếp vì không muốn trả lời. Một số người dân ở đây cho hay, chính người thân, các cháu nhỏ của gia đình cán bộ tổ dân phố đã phải di tản sang nơi khác để phòng tránh.
Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Như Kiệm, nhà cách khu kho bị cháy 20m cho hay, nhiều nhà ở khu phố gần nhà ông đã di tản hết từ hôm bị cháy. Gia đình ông Kiệm có 5 người nhưng hai vợ chồng con trai, dâu và 2 cháu nhỏ đã phải di tản sang nhà ngoại bên đường Nguyễn Xiển để ở tạm từ hôm bị cháy.
Nhiều nhà xung quanh cũng như vậy, nhất là các nhà có trẻ nhỏ là phải đi hết. Giờ chỉ còn vài ông già ở nhà. Ông Kiệm khẳng định, việc nói người dân ở đây không bức xúc là không đúng. “Mọi người phải xuống đây mới thấy dân người ta bức xúc như thế nào, còn chưa xuống nên mới nói vậy. Bởi chưa thấy một ai đến giải thích rõ ràng về tình hình môi trường cho người dân...”.
Trong văn bản hỏa tốc mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu các sở, ngành, UBND quận Thanh Xuân xử lý, khắc phục hậu quả sự cố cháy tại Công ty Rạng Đông. Cụ thể, Công an thành phố, sau khi hoàn thành việc lấy mẫu để phục vụ công tác điều tra, khẩn trương bàn giao hiện trường vụ cháy cho Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông để tiến hành ngay việc thu gom, xử lý toàn bộ chất thải do vụ cháy để lại theo đúng quy trình, quy định hiện hành; sau đó, tổ chức tẩy độc toàn bộ khu vực.
Công ty Rạng Đông có trách nhiệm ký hợp đồng thu gom toàn bộ các chất thải do vụ cháy gây ra, vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo đúng quy định; phối hợp cùng với Bộ Tư lệnh Hóa học tiến hành tẩy độc ngay toàn bộ khu vực hiện trường vụ cháy và vùng lân cận, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường.
Điều băn khoăn là trước đó, Chi cục Bảo vệ Môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) khẳng định, các chỉ số môi trường quanh khu vực cháy là ... an toàn. Ngay cả Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân Nguyễn Xuân Lưu, trong phát biểu tại cuộc họp UBND thành phố ngày 5/9 cũng khẳng định cuộc sống của người dân đã trở lại ổn định sau vụ cháy.
Giữa các luồng thông tin trái chiều như vậy, nhưng, tại hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 10/9, điều bất ngờ là không có nội dung cung cấp thông tin chính thức về vụ việc ở Rạng Đông. Vì thế, nhiều phóng viên phải “lách luật”, hỏi về vụ việc Rạng Đông, dù nội dung chính là báo cáo kết quả kinh tế - xã hội của huyện Đông Anh.
Nhiều câu hỏi được đặt ra, với mong muốn duy nhất là thông tin chuẩn mực nhất về môi trường khu vực bị cháy như thế nào để người dân an tâm không phải di tản, hoặc đã di tản thì có cơ hội trở về nhà, cho con cái đi học bình thường. Nhưng, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà cho rằng, vụ cháy là sự cố đáng tiếc, thành phố đã hết sức nỗ lực, làm những việc có thể làm để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của người dân...
Nửa tháng đã trôi qua sau vụ việc, người dân vẫn hoang mang vì mỗi cơ quan chức năng nói một kiểu. Một mặt, Hà Nội khẳng định môi trường an toàn, nhưng mặt khác vẫn yêu cầu tẩy độc thủy ngân, quan trắc môi trường...
Tính đến cuối giờ chiều 11/9, nửa tháng sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông, mới có hai lãnh đạo của thành phố Hà Nội, gồm: Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến và Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương xuống thăm hỏi, động viên người dân vào hai ngày 9/9 và 7/9.
Phó Trưởng Ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng: Chủ tịch thành phố đã xuống hiện trường chưa?
Vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông là một sự cố môi trường, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân. Mặc dù đã ra văn bản chỉ đạo, nhưng đến bây giờ, không biết Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã xuống hiện trường thăm hỏi động viên, nắm bắt tình hình chưa? Sau vụ việc này, người dân phản ánh, họ rất hoang mang vì không biết lấy thông tin ở đâu, và nếu có cũng không biết phải tin nguồn thông tin nào?
Có thể nói, chính quyền thành phố lúng túng, chậm trễ trong việc thông báo, xử lý vụ việc sau vụ cháy Rạng Đông. Thành phố vào cuộc chậm, còn quận Thanh Xuân lại yêu cầu thu hồi và kiểm điểm lãnh đạo phường ra cảnh báo trước đó, khiến dư luận đánh giá đó là sự vô trách nhiệm. Báo chí cũng đưa tin, người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội nói “dân không bức xúc gì”, thì không biết thông tin đó lấy từ đâu ra?
Đúng lúc người dân cần nhất thì lại không thấy sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, để đến giờ Thủ tướng phải có ý kiến chỉ đạo. Khi Thủ tướng chỉ đạo như vậy, có nghĩa là địa phương cần xem lại mình. Tại sao Thủ tướng, Chính phủ phải vào cuộc chỉ đạo? Phải chăng do địa phương chưa làm tròn trách nhiệm?
Thành Nam (ghi)
Ông Nguyễn Đức Tiến, đại diện Ban quản trị chung cư A1 số 54 Hạ Đình cho biết, do lo ngại về sức khỏe, số lượng các gia đình còn ở lại chung cư không đáng kể. “Tôi chưa thấy cư dân ở đây trở về mà chỉ thấy họ đang di tản đi thêm thôi. Người dân ở đây quá bức xúc nhưng thực sự cũng không biết kêu ở đâu, bởi mỗi đơn vị lại đưa ra thông tin khác nhau về kết quả kiểm tra môi trường. Người dân không biết tin ai nên đành chuyển đi để đảm bảo sức khỏe" - ông Tiến bày tỏ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.