Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Từ đó, họ mượn cớ để làm dịch vụ chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất ở. Tuy nhiên, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở là không thể. Bởi việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch của địa phương.
“Hiện nay, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Hòa Vang chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của địa phương cũng không có trong kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở”, vị Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết.
Đối với đất lúa, dựa vào theo khoản 3, điều 191 Luật đất đai năm 2013, ông Nguyễn Tấn Khoa nhận định, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Bên cạnh đó, đối với vấn đề này chỉ quy định không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng, cho quyền sử dụng đất trồng lúa, không quy định đối với loại đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm hoặc đất màu.
Chính vì vậy, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho rằng, việc này không có cơ sở pháp lý để không giải quyết trường hợp nhận chuyển nhượng đối với loại đất nông nghiệp trên.
Bên cạnh đó, trước đây, chính quyền đã có chính sách giao đất nông nghiệp cho người dân tại huyện Hòa Vang để sản xuất và không thu tiền. Các trường hợp giao đất được chính quyền cấp sổ đỏ theo quy định.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, người dân được giao đất vẫn tự ý thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, nhất là địa bàn xã Hòa Phú, Hòa Ninh và Hòa Phong.
Trước tình trạng trên, UBND huyện đã ra công văn chấn chỉnh tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp của huyện Hòa Vang. Từ đó, những trường hợp mua đất trong và ngoài Đà Nẵng đã nhận chuyển nhượng các thửa đất nông nghiệp từ người bán không thể làm thủ tục chuyển đổi sang đất, dẫn đến mất tiền do không nắm rõ quy định của chính quyền địa phương.
Nói thêm về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nở rộ việc dịch vụ chuyển đổi đất nông nghiệp thuần túy sang đất ở trái phép như vừa qua, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho rằng, do hàng loạt thông tin về đất đai trên địa bàn không được kiểm chứng và bị các trang mạng xã hội đăng tải trái phép.
Bên cạnh đó, nhiều người dân do thiếu hiểu biết về đất đai và muốn thu lợi về đất đai nên có thể tìm đến các dịch vụ nhận chuyển nhượng. Bởi bảng giá khi thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng có hiệu lực từ ngày 1/4/2021.
Như trước đó, VietnamFinance thông tin, ngày 9/3, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng vừa phát đi cảnh báo liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp thuần túy sang đất ở.
Nguyên nhân là thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội (zalo, facebook,...) xuất hiện tình trạng một số tài khoản cá nhân, nhóm người tự phát đăng nhiều nội dung quảng cáo nhận làm các dịch vụ đất đai như cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở để thu lợi bất hợp pháp.
Trong khi đó, các điều kiện pháp lý để đảm bảo thực hiện thủ tục hành chính chưa đầy đủ hoặc không cho phép. Chính vì vậy, việc này dẫn đến tình trạng người dân tiền mất, tật mang, gây mất ổn định trật tự xã hội, nhất là ở các vùng nông thôn của Đà Nẵng.
“Căn cứ khoản 1 điều 143, 144 Luật Đất đai 2013 thì việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hoặc quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt“, Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin.
Liên quan đến vấn đề này, Sở này cũng đã có công văn vào ngày 23/8/2021, chỉ đạo chuyên môn về công tác chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp xen lẫn khu dân cư sang đất ở của hộ gia đình, cá nhân phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 địa bàn huyện Hòa Vang chưa được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Hòa Vang cũng không có kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (thuần túy) sang đất ở.
Qua đó, việc một số tài khoản cá nhân, nhóm người tự phát đăng nhiều nội dung quảng cáo trên các trang mạng xã hội để nhận làm các dịch vụ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng khẳng định "không có cơ sở, là hành vi trái quy định của pháp luật"
Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay không xem xét giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp (thuần túy) sang đất ở khi quy hoạch sử dụng đất chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và việc chuyển mục đích không nằm trong kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Chính vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn do mình quản lý, nhằm tránh tình trạng gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự xã hội, thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp do các hành vi của một số tài khoản cá nhân, nhóm người tự phát đăng nhiều nội dung quảng cáo nhận làm các dịch vụ đất đai.
Kể từ ngày 1/1 - 9/3 vừa qua, huyện Hòa Vang đã nhận chuyển nhượng, mua bán, tặng cho đối với diện tích đất nông nghiệp thuần túy trên địa bàn (không phải là đất vườn ao trong cùng thửa đất ở) với 174 hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.