Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
“Bây giờ chúng tôi đã rút khỏi INF, Bộ quốc phòng sẽ theo đuổi việc phát triển các hệ thống tên lửa dẫn đường và đạn đạo mặt đất, thông thường và có tính di động”, AFP dẫn lời ông Esper ngày 2/8.
Theo ông Esper, đây được xem như là một phản ứng cẩn trọng với các hành động của Nga.
Cũng theo ông Esper, Bộ quốc phòng Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh trong việc hướng tới triển khai Chiến lược Quốc Phòng, bảo vệ quốc phòng và xây dựng năng lực đối tác.
Hiệp ước INF, được ký kết năm 1987, là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Liên Xô nhằm loại bỏ việc phát triển, triển khai hoạt động các loại tên lửa đạn đạo tầm trung có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo đó, Liên Xô và Mỹ thống nhất loại bỏ các tên lửa hạt nhân và thông thường, bệ phóng trên mặt đất có tầm bắn từ 500-1.000 km (tầm ngắn), 1.000-5.500 km (tầm trung). Hiệp ước không bao gồm các loại tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ biển.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 2/8 tuyên bố Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF. Trong thông báo cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố “việc loại bỏ các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn đã bị hủy bỏ theo mong muốn của phía Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi “Mỹ và các nước thành viên NATO xem xét tuyên bố một lệnh đình chỉ việc triển khai các tên lửa tầm trung" đồng thời khẳng định nếu Mỹ không triển khai tên lửa tầm trung ở một số khu vực, Nga cũng sẽ không làm điều này.
Quan chức ngoại giao Nga cũng đề nghị NATO cam kết không triển khai các tên lửa hạt nhân ở châu Âu.
Theo báo cáo công bố ngày 2/5 của tổ chức Chiến dịch quốc tế về loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) và tổ chức Hòa bình của Mỹ (PAX), kể từ ngày 22/10/2018 đến ngày 21/1/2019, quân đội Mỹ đã ký nhiều thỏa thuận phát triển tên lửa với các nhà thầu với tổng giá trị lên đến 1,1 tỷ USD.
Trước đó, hồi giữa tháng 3, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết nước này sẽ phóng thử một tên lửa hành trình có tầm bắn khoảng 1.000 km vào tháng 8, tiếp đó là một tên lửa đạn đạo có tầm bắn 3.000-4.000 km vào tháng 11. Đây đều là loại tên lửa có tầm bắn thuộc diện bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Được biết hai loại tên lửa này sẽ được Mỹ biên chế trong khoảng 2-5 năm tới và sẽ được trang bị đầu đạn thông thường chứ không phải vũ khí hạt nhân.
Xem thêm >> Nga nghi ngờ tuyên bố ‘không triển khai tên lửa hạt nhân ở châu Âu’ của NATO
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.