Gia tộc Shinawatra trỗi dậy: Vượt qua 2 cuộc đảo chính, giành lại quyền lực 'ngoạn mục'

Minh Đăng - 16/08/2024 16:37 (GMT+7)

(VNF) - Gia tộc quyền lực Shinawatra vẫn duy trì sức ảnh hưởng to lớn ở Thái Lan suốt hai thập kỷ qua bất chấp hai cuộc đảo chính năm 2006 và 2014. Và mới đây nhất, việc bà Paetongtarn Shinawatra đắc cử vị trí thủ tướng Thái Lan tiếp tục củng cố quyền lực của gia tộc này.

“Đường quan lộ” gập ghềnh

Bà Paetongtarn Shinawatra là con gái út của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Ông được xem là chính trị gia thành công nhất trong lịch sử bầu cử Thái Lan. Các đảng có liên hệ với ông đều giành được nhiều ghế nhất trong mọi cuộc bầu cử kể từ năm 2001, trừ cuộc tổng tuyển cử mới nhất vào năm 2023 - dù Pheu Thai về nhì song lại là đảng dẫn đầu liên minh cầm quyền hiện nay.

Ông trở thành thủ tướng lần đầu tiên vào năm 2001. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ông Thaksin đã chi mạnh tay cho các biện pháp cơ sở nhằm kích thích nhu cầu trong nước, chẳng hạn như kế hoạch hoãn nợ cho nông dân, các dự án nhà ở giá rẻ và các khoản vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra.

Sáng kiến chăm sóc sức khỏe toàn dân hàng đầu của ông vào năm 2002 đã cách mạng hóa khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cho người nghèo và đã mang lại lợi ích cho hàng triệu người Thái Lan hai thập kỷ sau đó.

Tới năm 2005, ông Thaksin tái đắc cử với chiến thắng vang dội nhờ làn sóng ủng hộ lớn từ cử tri vùng nông thôn, nhưng nhiệm kỳ này đã kết thúc đột ngột một năm sau đó trong một cuộc đảo chính quân sự.

Những người ủng hộ ông Thaksin đã thành lập phong trào dân chủ “Áo đỏ” vào năm 2007 để phản đối việc phế truất ông, và thường xuyên xung đột với nhóm bảo hoàng “Áo vàng” luôn tìm cách xóa sổ gia tộc Shinawatra khỏi chính trường Thái Lan.

Ông Thaksin rời Thái Lan vào năm 2008, sống lưu vong chủ yếu ở Dubai trước khi quyết định hồi hương vào tháng 8 năm ngoái.

Em gái ông, bà Yingluck Shinawatra, cũng phải đối mặt với số phận tương tự sau khi Đảng Pheu Thai của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2011 và trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.

Bà đã bị lật đổ theo lệnh tư pháp vào năm 2014 và vài tuần sau đó, chính phủ của bà đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính khác.

Gia tộc Shinawatra làm giàu bằng cách nào?

Ông Thaksin tự mô tả mình là một người đàn ông tự lập có xuất thân từ nông thôn, nhưng gia đình ông đã khá giả khi ông còn nhỏ.

Nguồn gốc tài sản của họ là một doanh nghiệp tơ lụa mà tổ tiên ông thành lập ở phía bắc đất nước vào đầu thế kỷ 20. Trong suốt 14 năm sự nghiệp trong lực lượng cảnh sát, ông Thaksin bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực bán lẻ tơ lụa, rạp chiếu phim, bất động sản và cho thuê máy tính, nhưng không mấy thành công, trước khi trở nên giàu có trong thời kỳ bùng nổ công nghệ của những năm 1980 và 1990.

Bà Yingluck Shinawatra là em gái ông Thaksin Shinawatra, cũng là nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan.

Sự khởi đầu thuận lợi trong lĩnh vực kinh doanh máy tính và các mối quan hệ chính trị đã giúp ông giành được các ưu ái của chính phủ để vận hành các dịch vụ nhắn tin và điện thoại di động, đăng ký truyền hình cáp, mạng dữ liệu, điện thoại thẻ và vệ tinh.

Vào thời kỳ đỉnh cao thành công, công ty Shin Corp của ông (hiện được gọi là Intouch Holdings) sở hữu nhà mạng di động Thái Lan Advanced Info Service và công ty vệ tinh Shin Satellite (hiện tại là Thaicom). Shin Corp đã được bán cho công ty đầu tư nhà nước Singapore Temasek vào năm 2006.

Ngày nay, các thành viên gia đình Shinawatra bao gồm vợ cũ của ông Thaksin và ba người con - Panthongtae, Pintongta và Paetongtarn - nắm giữ phần lớn hoặc kiểm soát quyền sở hữu trong các công ty trải dài từ bất động sản đến chăm sóc sức khỏe và khách sạn.

Một số công ty trong số đó được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thái Lan, bao gồm công ty phát triển bất động sản SC Asset, do con rể của Thaksin, ông Nuttaphong Kunakornwong điều hành.

Sức ảnh hưởng về tài chính và chính trị của gia tộc Shinawatra khiến họ trở thành đối thủ đáng gờm của giới tinh hoa truyền thống vốn thống trị các thể chế nhà nước hùng mạnh của Thái Lan kể từ khi chế độ quân chủ chuyên chế kết thúc vào năm 1932.

Trong khi nhiều người Thái giàu có, có học thức và sống ở thành thị cáo buộc ông Thaksin về chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa dân túy liều lĩnh và tham nhũng, ông lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ những cử tri nghèo và tầng lớp lao động ở miền bắc và đông bắc đất nước, những người chiếm phần lớn cử tri Thái Lan và được hưởng lợi từ các chương trình kinh tế lớn của ông được gọi là "Thaksinomics".

Cú lội ngược dòng ngoạn mục

Gia tộc Shinawatra đã có ảnh hưởng đáng kể đến nền chính trị và kinh tế của Thái Lan trong nhiều thập kỷ, đôi khi xung đột với tầng lớp có ảnh hưởng và quân đội bảo hoàng.

Bà Paetontarn, được biết đến ở Thái Lan với biệt danh Ung Ing, đã giúp điều hành bộ phận khách sạn của đế chế kinh doanh gia đình trước khi tham gia chính trường cách đây ba năm.

Tân thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại buổi họp báo tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 16/8 (Ảnh: CHANAKARN LAOSARAKHAM/AFP/Getty Images).

Mặc dù chưa bao giờ là một nghị sĩ hay bộ trưởng, bà Paetongtarn đã tham gia chính trị từ lâu. Bà đã tháp tùng cha mình trong các chiến dịch và gặp gỡ công chúng trong nhiệm kỳ của ông với tư cách là Thủ tướng Thái Lan thứ 23 vào năm 2001-2006 cho đến cuộc đảo chính

Bà đã nâng cao hình ảnh trước công chúng và luôn hiện diện trong suốt chiến dịch tranh cử năm 2023 của đảng Pheu Thai ngay cả khi đang mang thai.

Nhiều người ủng hộ bà kỳ vọng bà sẽ tránh được số phận của cha và cô mình, những người có nhiệm kỳ thủ tướng đều kết thúc khi quân đội lên nắm quyền trong cuộc đấu tranh giữa gia tộc và giới tinh hoa ủng hộ hoàng gia, ủng hộ quân đội của Thái Lan kéo dài hơn 20 năm.

Những người chỉ trích ông Thaksin trong giới tinh hoa Thái Lan từ lâu đã nghi ngờ ông điều hành đảng Pheu Thai từ xa, và giới quan sát sẽ theo dõi chặt chẽ những dấu hiệu cho thấy ông có ảnh hưởng đến chính quyền của bà Paetongtarn hay không.

“Mặc dù bà Paetongtarn mới tham gia chính trường, nhưng bà xuất thân từ một gia đình chính trị và là con gái của cựu thủ tướng. Do đó, với kiến thức về chính trị và nền tảng của mình, cùng với việc là một thế hệ chính trị gia mới, bà có thể là một thủ tướng có năng lực, người có thể lãnh đạo đất nước”, ông Suwat Liptapanlop, chủ tịch của Đảng Chart Thai Pattana, thành viên liên minh, nhận định.

Bà Paetongtarn làm thủ tướng Thái Lan, mở lại triều đại gia tộc Shinawatra

Bà Paetongtarn làm thủ tướng Thái Lan, mở lại triều đại gia tộc Shinawatra

Tài chính quốc tế
(VNF) - Bà Paetongtarn Shinawatra, 37 tuổi, con gái út của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã chính thức trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Thái Lan.
Cùng chuyên mục
Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

Chiến lược phụ thuộc vào đồng nhân dân tệ của Nga đang phản tác dụng?

(VNF) - Các ngân hàng lớn của Nga đã kêu gọi ngân hàng trung ương hành động để chống lại tình trạng thâm hụt thanh khoản đồng nhân dân tệ, khiến đồng rúp giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 so với đồng tiền Trung Quốc và đẩy tỷ giá hoán đổi đồng nhân dân tệ lên tới ba chữ số.

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

Gia đình ông Đỗ Minh Phú nắm bao nhiêu vốn tại TPBank?

(VNF) - Ông Đỗ Minh Phú không nắm trực tiếp trên 1% vốn của TPBank nhưng người nhà và doanh nghiệp có liên quan lại nắm lượng lớn cổ phần tại nhà băng này.

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

Khối ngoại đổi hướng: Bán mạnh cổ phiếu thép, mua vào cổ phiếu tiêu dùng

(VNF) – Cổ phiếu thép bị bán ròng từ khối ngoại sau khi được mua ròng mạnh năm ngoái. Ngược lại, cổ phiếu tiêu dùng được mua ròng sau thời gian dài bán ròng.

Sập Cầu Phong Châu - Phú Thọ: Hàng loạt ô tô, người rơi xuống sông

Sập Cầu Phong Châu - Phú Thọ: Hàng loạt ô tô, người rơi xuống sông

(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu bắc qua sông Hồng nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bị sập.

Hiện trường kinh hoàng vụ sập cầu Phong Châu - Phú Thọ

Hiện trường kinh hoàng vụ sập cầu Phong Châu - Phú Thọ

(VNF) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh tỉnh Phú Thọ đã bị sập, lực lượng chức năng đang tổ chức phân luồng giao thông.

Đấu giá lại các khu đất vàng ở Thủ Thiêm - TP.HCM

Đấu giá lại các khu đất vàng ở Thủ Thiêm - TP.HCM

(VNF) - UBND TP. HCM vừa ban hành Kế hoạch tổ chức đấu giá các lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức.

TP.HCM: Sai phạm trong cấp phép xây dựng chung cư Khởi Thành

TP.HCM: Sai phạm trong cấp phép xây dựng chung cư Khởi Thành

(VNF) - Theo Kết luận thanh tra, Sở Xây dựng TP.HCM đã căn cứ văn bản hết hiệu lực của Bộ Xây dựng để cấp phép xây dựng 412 căn hộ chung cư Khởi Thành.

'Kiếm bộn' nhờ nội dung 18+, OnlyFans trả cổ tức hơn 1 tỷ USD cho chủ sở hữu

'Kiếm bộn' nhờ nội dung 18+, OnlyFans trả cổ tức hơn 1 tỷ USD cho chủ sở hữu

(VNF) - OnlyFans - nền tảng đăng ký tính phí cho những nội dung 18+, đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, giúp công ty mẹ "ăn nên làm ra" và làm giàu cho ông chủ tỷ phú của mình.

Nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh: Zalo không bị áp lực kiếm tiền

Nhà sáng lập VNG Lê Hồng Minh: Zalo không bị áp lực kiếm tiền

(VNF) - Nhà sáng lập kiêm CEO VNG Lê Hồng Minh không ngần ngại chia sẻ về những thành công và thất bại của VNG sau quá trình “lớn nhanh như thổi” nhờ tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ.

Xây dựng Hoàng Lộc: 'Ông lớn' đứng sau dự án nghìn tỷ ở Hải Phòng

Xây dựng Hoàng Lộc: 'Ông lớn' đứng sau dự án nghìn tỷ ở Hải Phòng

(VNF) - Xây dựng Hoàng Lộc là nhà thầu xây dựng quen mặt bị phạt 1,2 tỷ do sai phạm tại mỏ đá vôi. DN này đang làm dự án 13,6ha tại Khu đô thị Bắc Sông Cấm.