Xây lắp Hải Long: Lãi mỏng, dòng tiền âm, nợ nghìn tỷ

Nghi Xuân - 05/07/2024 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Xây lắp Hải Long được xem là hạt nhân chính của Taiyo Group. Năm 2023, Hải Long nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Dẫu vậy, bức tranh tài chính của Xây lắp Hải Long lại bộc lộ nhiều điểm đáng quan ngại.

Đôi nét về Xây lắp Hải Long - Top DN lớn nhất Việt Nam

Theo giới thiệu, Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long là 1 trong 3 thành viên chủ chốt của Công ty cổ phần Tập đoàn Taiyo (Taiyo Group) - tập đoàn do 'đại gia' Phạm Anh Tiến (sinh năm 1972) làm Chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật.

Xây Lắp Hải Long được thành lập vào tháng 11/1999 trên cơ sở cổ phần hóa xưởng cán tôn và xà gồ kim loại thuộc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng – Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng. Hiện trụ sở đóng tại tòa nhà Taiyo, số 97 Bạch Đằng, phường Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.

Ông Phạm Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây lắp Hải Long.

Giai đoạn từ tháng 8/2014 trở về trước, Xây Lắp Hải Long có số vốn điều lệ là 39,6 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập bao gồm: cổ đông lao động tại doanh nghiệp do Đoàn Ngọc Anh và Hoàng Thế Gia đại diện với tỷ lệ sở hữu là 57,17% cổ phần; cổ đông nhà nước do Phạm Anh Tiến đại diện nắm giữ 42,83% cổ phần.

Tháng 8/2014, Xây Lắp Hải Long nâng vốn điều lệ từ mức 39,6 tỷ đồng lên thành 60 tỷ đồng; rồi tiếp tục nâng lên thành 135 tỷ đồng vào tháng 6/2019.

Cập nhật mới nhất vào tháng 1/2023, vốn điều lệ của Xây Lắp Hải Long đã được nâng lên thành 250 tỷ đồng. Doanh nghiệp hiện do ông Phạm Tiến Dũng (sinh năm 1966) làm người đại diện pháp luật, kiêm tổng giám đốc.

Cuối tháng 4 vừa qua, Xây lắp Hải Long được vinh danh trong Top 10 Nhà thầu Xây dựng Hạ tầng - Công nghiệp uy tín năm 2024 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố.

Hồi tháng 1/2024, tại lễ công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) năm 2023, Xây lắp Hải Long cũng được vinh danh trong bảng xếp hạng này.

Trên website, Xây lắp Hải Long cho biết doanh nghiệp đã thực hiện thành công hàng trăm dự án “triệu đô” cho các đối tác như: dự án Trung tâm công nghiệp GNP Nam Đình Vũ và dự án Trung tâm công nghiệp GNP Đồng Văn III với giá trị mỗi gói thầu hơn 700 tỷ đồng; dự án Nhà máy Bujeon Electronics Việt Nam; Tập đoàn LG; Tập đoàn Amkor Technology; Tập đoàn Huyndai; Công ty Sản xuất Ô tô Vinfast; Tập đoàn Sumitomo...

Gánh nợ nghìn tỷ của Xây lắp Hải Long

Theo dữ liệu của VietnamFinance, trong 3 năm gần đây, tổng tài sản của Xây lắp Hải Long liên tục được bồi đắp một cách đầy ấn tượng. Cụ thể, từ mức 906,1 tỷ đồng vào năm 2021, tài sản của doanh nghiệp tăng lên 1.151,7 tỷ đồng vào năm 2022 và cán mốc 1.557,8 tỷ đồng vào năm 2023.

Tổng quan tài chính của Xây lắp Hải Long. (Ảnh: Nghi Xuân)

Phần lớn tài sản của Xây lắp Hải Long là tài sản ngắn hạn, đặc biệt là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong đó, tại thời điểm 31/12/2023, các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp này chiếm gần 630 tỷ đồng.

Tỷ trọng hàng tồn kho của Xây lắp Hải Long trong giai đoạn 2021 - 2023 cũng ngày một gia tăng khi lần lượt chiếm 240,4 tỷ đồng (2021); 419 tỷ đồng (2022) và 467,2 tỷ đồng (2023).

Tài trợ chính cho nguồn vốn của Xây lắp Hải Long là các khoản nợ. Cụ thể, nợ phải trả trả của doanh nghiệp này vào năm 2021 là 756,7 tỷ đồng (chiếm 83,5% nguồn vốn); năm 2022 là 1.002,2 tỷ đồng (chiếm 87% nguồn vốn); năm 2023 là 1.276,7 tỷ đồng (chiếm 82% nguồn vốn).

Phần lớn các khoản nợ của của Xây lắp Hải Long là nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ vay. Theo đó, nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp từ mức 336,3 tỷ đồng vào năm 2021 đã tăng lên thành 452,4 tỷ đồng vào năm 2022 và tiếp tục tăng lên thành 765,4 tỷ đồng vào năm 2023. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng ghi nhận hàng trăm tỷ nợ vay dài hạn trong giai đoạn này.

Vốn chủ sở hữu của Xây lắp Hải Long trong giai đoạn 2021 - 2022 không có nhiều thay đổi khi ở quanh ngưỡng 149 tỷ đồng. Đến năm 2023, vốn chủ của doanh nghiệp được gia cố lên thành 281 tỷ đồng.

Lãi mỏng, dòng tiền âm

Về kết quả kinh doanh, giai đoạn 2021 - 2023 chứng kiến đà tăng trưởng vượt bậc của Xây lắp Hải Long khi liên tục phá đỉnh doanh thu. Từ mức 958,7 tỷ đồng vào năm 2021, doanh thu thuần của Xây lắp Hải Long tăng vọt lên 1.346,6 tỷ đồng vào năm 2022, tương đương mức tăng trưởng 40%. Đặc biệt vào năm 2023, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng trưởng tới 97% so với năm trước khi đạt mức 2.649,5 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của Xây lắp Hải Long. (Ảnh: Nghi Xuân)

Doanh thu tăng trưởng vượt bậc nhưng đi kèm là chi phí bán hàng luôn neo ở mức cao nên lợi nhuận gộp còn lại của Xây lắp Hải Long giai đoạn này chỉ lần lượt còn lại 46,2 tỷ đồng (2021); 59,1 tỷ đồng (2022) và 90,4 tỷ đồng (2023).

Khấu trừ đi các khoản chi phí (tài chính, lãi vay, bán hàng, quản lý) và thuế, khoản lãi còn lại của Xây lắp Hải Long chẳng đáng là bao khi so sánh với doanh thu đạt được. Theo đó, năm 2021 doanh nghiệp báo lãi 7,5 tỷ đồng; năm 2022 lãi 7,6 tỷ đồng và năm 2023 lãi 14 tỷ đồng.

Một điểm đáng lưu tâm khác của Xây lắp Hải Long là vấn đề dòng tiền. Ghi nhận cho thấy trong 3 năm 2021 – 2023, dòng tiền kinh doanh của Xây lắp Hải Long đều rơi vào trạng thái âm, lần lượt là âm 115,9 tỷ đồng (2021); âm 9,8 tỷ đồng (2022) và âm 298,2 tỷ đồng (2023).

Theo các chuyên gia, việc âm dòng tiền kinh doanh cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc khó thu hồi tiền. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ chưa thu được tiền về.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ là điều báo động, bởi việc dòng tiền thiếu hụt sẽ khiến doanh nghiệp chìm vào gánh nặng nợ nần, kết quả kinh doanh đi xuống… Thậm chí có thể sẽ mất khả năng thanh toán.

Khai mở Taiyo Group của ông Phạm Anh Tiến: 3 hạt nhân tạo nên đế chế 'khủng'

Khai mở Taiyo Group của ông Phạm Anh Tiến: 3 hạt nhân tạo nên đế chế 'khủng'

Doanh nghiệp
(VNF) - Công ty cổ phần Tập đoàn Taiyo (Taiyo Group) được thành lập từ năm 2017 với tên gọi ban đầu là Công ty cổ phần Đầu tư Taiyo, rồi trở thành tập đoàn đa ngành từ xây dựng, cho thuê tài sản, dịch vụ lưu trú... nổi tiếng tại Hải Phòng.
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Châu Âu yêu cầu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc: Chuẩn bị trả thuế

Châu Âu yêu cầu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc: Chuẩn bị trả thuế

(VNF) - Các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết liên minh này sẽ áp mức thuế lên tới 37,6% với xe điện được sản xuất tại Trung Quốc từ ngày 5/7, làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh trong vụ kiện thương mại lớn nhất từ trước đến nay của khối.

 'Sau thử thách, chỉ 1 - 2 Neobank có thể tồn tại'

'Sau thử thách, chỉ 1 - 2 Neobank có thể tồn tại'

(VNF) - PGS.TS Nguyễn Hữu Huân cho rằng Neobank sẽ là câu chuyện của 5 - 10 năm nữa,là những ngân hàng của tương lai. Còn ở thời điểm hiện tại, Neobank sẽ khó phát triển và khó đạt được thành tựu nhất định.

'Bỏ ngỏ' Việt Nam, BYD khai trương nhà máy tại Thái Lan

'Bỏ ngỏ' Việt Nam, BYD khai trương nhà máy tại Thái Lan

(VNF) - Hãng xe BYD của Trung Quốc vừa khai trương nhà máy sản xuất xe điện tại Thái Lan, cũng là nhà máy đầu tiên của hãng sản xuất ô tô này tại khu vực Đông Nam Á, đồng thời ra mắt chiếc xe năng lượng mới thứ 8 triệu.

Hải Phòng: Đấu giá đất khu đất 1,65ha, giá khởi điểm 941 tỷ đồng

Hải Phòng: Đấu giá đất khu đất 1,65ha, giá khởi điểm 941 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng khu nhà ở tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng đang tìm nhà đầu tư thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, với giá khởi điểm hơn 941 tỷ đồng.

Hà Nam đầu tư 6 khu NƠXH tại các khu công nghiệp và đô thị

Hà Nam đầu tư 6 khu NƠXH tại các khu công nghiệp và đô thị

(VNF) - Hà Nam đã chấp thuận chủ trương đầu tư 6 dự án về nhà ở xã hội. Trong đó có 2 dự án cho công nhân các khu công nghiệp và 4 dự án cho người nghèo ở đô thị.

Cả loạt công ty con của Vicem báo lỗ đậm

Cả loạt công ty con của Vicem báo lỗ đậm

(VNF) - Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đang đối mặt với rất nhiều thách thức, hàng loạt công ty con thua lỗ. Trong đó, riênVicem Tam Điệp có lỗ luỹ kế hơn 1.126 tỷ đồng.

Hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ tại Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh

Hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ tại Khu kinh tế Vũng Áng - Hà Tĩnh

(VNF) - Tại Khu kinh tế Vũng Áng có không ít dự án nghìn tỷ, sau nhiều năm vẫn 'đắp chiếu', dang dở. Không ít trong số đó có chủ đầu tư trong tình trang "chết yểu". Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đầu tư của Hà Tĩnh.

Ninh Bình: Hàng trăm người đổ xô đấu giá, đẩy giá đất tăng hơn 10 lần

Ninh Bình: Hàng trăm người đổ xô đấu giá, đẩy giá đất tăng hơn 10 lần

(VNF) - Từ tháng 4 đến nay, những cuộc đấu giá quyền sử dụng đất do các trung tâm đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thu hút đông đảo hồ sơ đăng ký tham gia, ngân sách thu từ đấu giá đất lên tới hơn 800 tỷ đồng chỉ sau 5 phiên đấu.

Điều kiện xem xét chấp thuận khoản cấp tín dụng vượt giới hạn

Điều kiện xem xét chấp thuận khoản cấp tín dụng vượt giới hạn

(VNF) - Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong 3 năm liền kề trước thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn...

Căn biệt thự trong khu đất 300 tỷ, bỏ hoang 20 năm ở Tam Đảo

Căn biệt thự trong khu đất 300 tỷ, bỏ hoang 20 năm ở Tam Đảo

(VNF) - Được xây dựng kiên cố cách đây khoảng 20 năm giữa lưng chừng núi Tam Đảo nhưng không được hoàn thiện và bỏ hoang từ đó đến nay. Khu đất có căn biệt thự rộng khoảng hơn 7.000 m2, theo giá thị trường hiện nay tương đương khoảng 300 tỷ.