Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Với việc Quốc hội ban hành Luật Đầu tư 2020 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2020, kết hợp sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021, các bất cập về “nhà đầu tư”, “chủ đầu tư” đã được giải quyết.
Theo đó, nhà đầu tư được chấp thuận thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại khoản 4, Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020 chính là chủ đầu tư thực hiện dự án nhà ở theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 22 Luật Nhà ở và là chủ thể tổ chức lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch theo quy định tại khoản 7, Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị.
Quy định về sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại cũng được sửa đổi bởi điểm c, khoản 1, Điều 75 Luật Đầu tư năm 2020: “Có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở”.
Tuy nhiên, các quy định nói trên lại có hiệu lực từ 1/1/2021. Điều đó có nghĩa là từ nay đến ngày 31/12/2020, Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM có thể không nhận giải quyết hồ sơ đề xuất quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của “nhà đầu tư”, mặc dù đã có “Quyết định chủ trương đầu tư” của UBND thành phố.
Điều này sẽ khiến 126 dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp trên địa bàn TP. HCM có thể tiếp tục bị “đứng hình”.
Theo Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA), để giúp đỡ các doanh nghiệp, UBND thành phố cần sớm ban hành quy trình đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở thương mại.
Cụ thể, UBND thành phố cần có văn bản chỉ đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc thực hiện bước 2 – “Lập quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng phương án kiến trúc công trình theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị”, sau khi “nhà đầu tư” đã thực hiện xong bước 1 – “Lập thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư”, theo quy trình đầu tư xây dựng, gồm 4 bước do Sở Xây dựng tổng hợp, đề xuất.
Quy trình 4 bước do Sở Xây dựng TP. HCM đề xuất: Bước 1: Lập thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Bước 2: (Trong trường hợp được Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận theo Công văn số 2837/VP-ĐT ngày 08/04/2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố): Lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng phương án kiến trúc công trình theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị. Bước 3: Lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai. Bước 4: Nhà đầu tư được thực hiện song song các thủ tục để rút ngắn thời gian; Chỉ khi nhà đầu tư nộp tiền sử dụng đất và hoàn tất nghĩa vụ tài chính, các thủ tục còn lại sẽ được ký thông qua theo quy định, bao gồm: (i) Xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (ii) Công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư; (iii) Thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp Giấy phép xây dựng theo quy định tại Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ”. |
Nhận xét về quy trình 4 bước, HoREA cho rằng bước 4 là không phù hợp với quy định hiện hành cũng như thực tiễn.
Cụ thể, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản chỉ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, nộp tiền sử dụng đất, trong 2 trường hợp: một là trước khi bán nền nhà, bán nhà đã xây dựng, hoặc bán nhà hình thành trong tương lai; hai là trước khi lập thủ tục cấp “sổ đỏ” dự án.
Bên cạnh đó, Luật Xây dựng cũng không quy định chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước, nộp tiền sử dụng đất, trước khi khởi công xây dựng các công trình của dự án.
“Sau khi đã có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và được giao thuê đất, thì doanh nghiệp đã đủ điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng và được công nhận chủ đầu tư dự án”, HoREA nhấn mạnh.
Vì vậy, HoREA cho rằng bước 3 có thể thực hiện song song và nối tiếp liên tục các thủ tục hành chính, như: lập thủ tục giao thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư; thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng và được khởi công xây dựng công trình; xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất.
Như vậy, bước 4 chỉ còn thực hiện thủ tục “cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, vì chủ đầu tư cũng phải mất nhiều thời gian (khoảng trên dưới 2 năm) để thi công xây dựng hoàn thành hệ thống hạ tầng và các công trình, thì mới đủ điều kiện được cấp “sổ đỏ” dự án.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.