Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
30 năm đã trôi qua, kể từ khi ông Lê Đăng Doanh - khi ấy là chuyên gia của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh - tham dự vào cuộc đàm phán nối lại quan hệ Việt - Mỹ tại Bali, Indonesia.
Đó là một cuộc tọa đàm cấp cao không chính thức giữa Mỹ và Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh hai nước vẫn tồn tại những căng thẳng, thù địch kéo dài từ sau năm 1975.
“Thời đó, hai bên căng thẳng đến mức phía Mỹ không chịu vào Việt Nam, còn phía Việt Nam cũng không chịu sang Mỹ để đàm phán. Hai bên đành chọn Indonesia làm nơi gặp mặt. Phái đoàn Việt Nam có các lãnh đạo cao cấp như Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Vụ trưởng Đặng Nghiêm Bái… Phía Mỹ có 2 thượng nghị sĩ, 3 hạ nghị sĩ cùng nhiều quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao; đáng chú ý, 1 thượng nghị sĩ trong số đó là con rể của cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson.
“Buổi sáng, hai bên bắt đầu cuộc đàm phán bằng màn… tố tội nhau. Tình hình vô cùng bế tắc. Lúc đó mình bảo trời nóng lắm, hãy ra bể bơi họp tiếp. Ở bể bơi thì chỉ mặc đồ bơi, thế là hai bên không còn gầm ghè gì nhau nữa, dễ nói chuyện hơn rất nhiều. Lúc này, hai bên mới thật tâm hỏi nhau muốn gì…”, ông Doanh hồi tưởng.
Cuộc đàm phán bên bể bơi cuối cùng đã cho ra những kết quả tích cực. Hai bên đã đề ra những bước đi cần thiết để tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao, chẳng hạn như phía Việt Nam sẽ cố gắng hỗ trợ tìm kiếm người Mỹ mất tích tại Việt Nam, đổi lại phía Mỹ nới lỏng một phần lệnh cấm vận…
Cùng với hàng loạt nỗ lực quan trọng khác, Việt Nam và Mỹ đã đạt được trạng thái bình thường vào tháng 7 năm 1995, chính thức khép lại 20 năm căng thẳng, thù địch.
Nói về quan hệ Việt – Mỹ, TS Lê Đăng Doanh cho rằng những viên gạch đầu tiên của quan hệ hai nước phải được tính từ những năm 40 của thế kỉ trước, gắn với những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Năm 1944, một máy bay Mỹ bị bắn rơi, phi công Mỹ đã nhảy dù xuống vùng giải phóng của ta, Bác Hồ đã trao trả người phi công này cho phía Mỹ. Năm 1945, Bác cũng đã gửi thư cho Tổng thống Mỹ đề nghị thiết lập quan hệ ngoại giao, tuy nhiên mối quan hệ đã không được thiết lập”.
Theo ông Doanh, sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, người góp công lớn thứ hai cho quan hệ Việt – Mỹ chính là Tổng bí thư Lê Duẩn.
“Ông Lê Duẩn, ngay khi chiến đấu giải phóng miền Nam, đã luôn nhắc đến việc chúng ta phải thiết lập quan hệ với Mỹ. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, Chính phủ Việt Nam cũng đã nhờ Liên Xô chuyển thông điệp tới Mỹ rằng Việt Nam muốn đặt mối quan hệ bình thường với Mỹ. Đáng tiếc là sau đó, dù hai bên có nhiều nỗ lực nhưng không đạt được kết quả như mong đợi”.
“Ông Duẩn luôn nhắc nhở rằng chúng ta là láng giềng của Trung Quốc, chúng ta không thể dời đi đâu được, vì vậy rất cần có quan hệ với Mỹ để tạo sự cân bằng chiến lược”, ông Doanh nói.
Nguyên Viện trưởng CIEM cho biết để đi được tới ngày bình thường hóa, Việt Nam đã bày tỏ thiện chí rất cao với Mỹ. Ví dụ như trong vấn đề trao trả tù binh Mỹ, thượng nghị sĩ John Kerry từng nghi ngờ phía Việt Nam giấu tù binh Mỹ trong hầm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để giải tỏa mối nghi này, Việt Nam sẵn sàng chấp thuận cho phía Mỹ vào kiểm tra trong hầm lăng.
Đáp lại, kể từ sau bình thường hóa, Mỹ cũng sẵn lòng hỗ trợ Việt Nam trong phát triển kinh tế, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ để gìn giữ hòa bình và tự do hàng hải ở Biển Đông.
“Phía Mỹ đã giúp chúng ta tăng cường lực lượng cảnh sát biển, giao cho ta những tàu hải cảnh – là những tàu lớn nhất mà ta có. Tôi được biết sắp tới, Mỹ còn bàn giao một tàu hải cảnh nữa, họ cũng mời chuyên viên của ta sang đó để đào tạo”, ông Doanh cho hay.
Bình luận về tầm quan trọng của quan hệ Việt – Mỹ, ông Doanh nhấn mạnh: “Bình thường hóa quan hệ với Mỹ là quyết định có tính chiến lược, hết sức quan trọng để Việt Nam hội nhập”.
Ông Doanh cho rằng trong tương lai, quan hệ Việt – Mỹ sẽ trở nên khăng khít hơn. “Thương chiến Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19 là các tác nhân ủng hộ cho quan hệ Việt – Mỹ. Qua một trận đại dịch, vị thế và lòng tin vào Trung Quốc đã giảm sút, trong khi đó Việt Nam lại nổi lên như một quốc gia an toàn, minh bạch. Đấy là điều kiện rất tốt để ta thu hút đầu tư.
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập hẳn tổ công tác để đón các tập đoàn lớn vào Việt Nam, đó là động thái rất đúng và kịp thời. Tuy vậy, để đón được đại bàng, chính phủ phải có những thủ tục đặc biệt. Chúng ta biết rằng không thể đối xử với các tập đoàn lớn như những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Măt bằng sạch, nhân lực, ưu đãi… là những thứ cần được cung ứng, nếu không các tập đoàn sẽ chọn nơi khác, ví dụ như Ấn Độ”.
“Chúng ta và Mỹ không có những mâu thuẫn chiến lược, ngược lại chúng ta và họ chia sẻ lợi ích chiến lược với nhau. Tận dụng tốt mối quan hệ với Mỹ là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam hùng cường và có vị trí vững chắc, đảm bảo hòa bình, thịnh vượng”, ông Doanh bày tỏ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.