Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có Công văn số 6474/BGTVT - QLDN yêu cầu người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV (nắm hơn 95,4% vốn điều lệ) tiếp tục làm rõ hàng loạt nội dung liên quan đến việc chuyển đổi, CPH Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài thành Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không.
Có 4 nhóm vấn đề mà Bộ GTVT yêu cầu người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV làm rõ gồm liên quan đến việc chuyển đổi, CPH Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, một trong những đơn vị hạch toán phụ thuộc từng mang lại doanh thu, lợi nhuận khá tốt cho công ty mẹ.
Theo đó, nhóm người đại diện phần vốn Nhà nước do ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT ACV đứng đầu có trách nhiệm làm rõ đối tượng, phạm vi áp dụng và điều kiện để chuyển đổi, thành lập, CPH Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài theo quy định của Nghị định số 25/2010/NĐ - CP ngày 19/3/2010, Nghị định số 59/2011/NĐ - CP ngày 18/7/2011, Nghị định số 172/2013/NĐ - CP ngày 13/11/2010 của Chính phủ, quy định về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ và các quy định pháp luật có liên quan.
Hai là, căn cứ pháp lý, thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi từ hình thức CPH (quy định tại Quyết định số 1460/QĐ - BGTVT ngày 30/5/2013 của Bộ trưởng GTVT về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ACV) sang hình thức góp vốn thành lập doanh nghiệp đối với Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, ACV cũng phải làm rõ quá trình triển khai thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không theo quy định của pháp luật và tác động đến việc CPH ACV.
“Tổng công ty phải có đánh giá kết quả hoạt động của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam từ khi thành lập và có số liệu so sánh với hoạt động của Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài trước đây, quyền lợi, thu nhập của người lao động, lợi ích thu được của Nhà nước và ACV”, Công văn số 6474/BGTVT - QLDN nêu rõ.
Trước đó, vào cuối tháng 5/2018, ông Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã chất vấn tại Hội trường, sau đó gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ đề nghị xác minh, làm rõ một số dấu hiệu vi phạm quy trình, thiếu minh bạch trong quá trình chuyển đổi, CPH Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài thành Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không.
Dẫn thông tin được phản ánh trên báo chí và phản ánh của cử tri, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng còn cho rằng, lợi ích từ việc tái cơ cấu dưới hình thức CPH Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài lại không hề “lọt” tới người lao động bởi có đến 5 pháp nhân chia nhau 100% cổ phần Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không.
Được biết, việc chuyển đổi Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài thành Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam chính thức được ACV hoàn tất vào ngày 16/4/2015.
Trước đó, vào cuối năm 2014, ACV đã trình Bộ GTVT phê duyệt đề án thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không. Công ty này có số vốn điều lệ là 250 tỷ đồng với trụ sở tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trong đó, ACV tham gia góp 20% vốn điều lệ (tương đương 50 tỷ đồng) bằng tài sản là nhà ga hàng hóa theo định giá lại của tư vấn định giá là 110 tỷ đồng.
Phần chênh lệch giữa giá trị định giá lại và giá trị góp vốn đã được các cổ đông thanh toán lại đầy đủ cho ACV sau khi Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không được thành lập vào tháng 4/2015.
Các cổ đông còn lại là Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (20% vốn điều lệ); Công ty TNHH Đầu tư HMG Việt Nam (30% vốn điều lệ); Công ty cổ phần Chứng khoán IB (10% vốn điều lệ) và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Bất động sản Lanmark (20% vốn điều lệ).
Trong văn bản báo cáo làm rõ chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi tới Bộ GTVT vào cuối tháng 5/2018, ACV khẳng định, đơn vị này thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không bằng hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản thay vì tiến hành CPH trực tiếp Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 1460 là có cơ sở.
Ông Lại Xuân Thanh cho rằng tại thời điểm trước khi thực hiện thành lập công ty cổ phần, Trung tâm Dịch vụ hàng hóa Nội Bài vẫn là đơn vị hạch toán phụ thuộc, báo sổ không đủ điều kiện để CPH theo khoản 1, Điều 2, Nghị định số 59/2011/NĐ - CP.
Để có thể CPH theo chủ trương của Bộ GTVT, Trung tâm này phải được chuyển đổi, hoặc thành lập công ty TNHH MTV. Tuy nhiên, theo Điều 7, Điều 8, Nghị định số 25/2010/NĐ - CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV, thì Trung tâm không thỏa mãn 2 điều kiện cần và đủ là thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100%, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoặc có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, nắm giữ các bí quyết công nghệ.
“Ngoài việc nằm ngoài danh mục của Thủ tướng, Trung tâm không phải là đơn vị có vai trò đặc biệt quan trọng hoặc nắm giữ bí quyết nên không có cơ sở để chuyển đổi thành công ty TNHH MTV nên việc thành lập Công ty dưới hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản là phù hợp", ông Thanh giải thích.
Chủ tịch HĐQT ACV cũng cho biết việc thành lập Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không được thực hiện đúng quy trình với “mốc” pháp lý quan trọng nhất chính là Công văn số 304/BGTVT - QLDN ngày 14/1/2015 của Bộ GTVT về việc chấp thuận đề xuất của ACV tại Văn bản số 622/TTr - ACV và giao Hội đồng Thành viên triển khai thực hiện.
Ông Thanh cũng cho biết thêm là tất cả người lao động chuyển sang công ty cổ phần được thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, trong đó tất cả người lao động làm việc tại Trung tâm trước khi chuyển sang công ty cổ phần mới thành lập đã được mua cổ phần ưu đãi với mức giá bằng 60% giá đấu giá khi CPH ACV.
Cần phải nói thêm rằng, dù ACV khẳng định việc chuyển đổi, tái cơ cấu Trung tâm được thực hiện minh bạch, đúng quy trình, nhưng theo các chuyên gia, vẫn có ít nhất 2 điểm cần phải làm rõ.
Một là, vì sao người lao động tại Trung tâm thay vì được quyền mua hoặc quyền góp vốn với giá ưu đãi tại Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không lại phải mua cổ phần của công ty mẹ CPH sau đó gần 1 năm.
Hai là, tỷ lệ nắm giữ của ACV tại Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không là quá thấp (20%), trong khi, tại Tờ trình số 567/TTr - HĐTV về Đề án chuyển đổi Trung tâm vào tháng 11/2017, Tổng công ty này cho biết, lợi nhuận sau thuế của Công ty là siêu lợi nhuận khi có thể lên tới 30%/năm.
“Việc nhận tiền thừa vài chục tỷ đồng sau định giá từ 4 nhà đầu tư khác để buông bỏ khoản lợi nhuận đầy hứa hẹn tại lĩnh vực kinh doanh có thể coi là cốt lõi của ACV thực sự là điều khó hiểu với nhiều người”, một chuyên gia nhận định.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.