Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngành viễn thông vốn là “gà đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế với sự bùng nổ mạnh mẽ trong 10 năm gần đây. Dù năm 2019, ngành vẫn tăng trưởng, nhưng đã manh nha nhiều chỉ dấu đáng lo ngại.
Năm 2019, theo hãng nghiên cứu thị trường Ovum (Anh), mức tăng trưởng doanh thu bình quân năm 2016 của ngành viễn thông thế giới là 4%, còn lợi nhuận giảm 1,6%.
Chia sẻ với VietnamFinance, thiếu tướng Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel cho rằng dù thị trường trong nước đã dần bão hòa, mảng viễn thông của Viettel vẫn tăng trưởng 6,4% (gấp gần 2 lần trung bình của thế giới); còn đầu tư nước ngoài tăng trưởng 24,4%, gấp 6 lần trung bình thế giới.
“Cách đây không lâu, Cục trưởng Cục viễn thông cũng đã cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Chính vì vậy ngoài viễn thông trong nước, Viettel đã đi đầu tư nước ngoài từ hơn 10 năm trước, bên cạnh đó cũng đã đầu tư vào R&D và có những thành quả được ghi nhận”, thiếu tướng Lê Đăng Dũng nói.
Lãnh đạo Tập đoàn Viettel cho biết, doanh thu, lợi nhuận đầu tư quốc tế của Viettel liên tục tăng trưởng, năm 2019 doanh thu tăng trưởng 25% và đạt 1,2 tỷ USD, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 156 triệu USD.
“30 năm hình thành phát triển, mọi người biết đến Viettel là 1 nhà khai thác viễn thông, nhưng chúng tôi hiện đang mở ra nhiều ngành công nghiệp mới, như an ninh mạng; nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông; nghiên cứu, sản xuất công nghệ cao; giải pháp số; tài chính số, logistic… Do đó nếu thị trường viễn thông có bão hòa thì Viettel vẫn còn rất nhiều không gian mới để phát triển”, Tổng giám đốc Viettel nói.
Theo lãnh đạo Viettel, các lĩnh vực này đang chiếm tỷ trọng tăng trưởng ngày càng tăng. Ngày trước, viễn thông chiếm tỷ trọng lớn, nhưng trong những năm sắp tới doanh thu từ những lĩnh vực ngoài viễn thông sẽ chiếm đến 30% doanh thu của tập đoàn này.
Dù mảng viễn thông của Viettel vẫn tăng trưởng gấp gần 2 lần trung bình của thế giới nhưng trong năm qua, những lĩnh vực khác của tập đoàn này cũng đạt được những con số ấn tượng. Điều này cho thấy sự thành công của Viettel khi bắt đầu “cuộc chuyển đổi vĩ đại” như lời ông Lê Đăng Dũng từng nói.
Cụ thể, trong năm 2019, tổng doanh thu từ thị trường nước ngoài của Viettel đạt gần 42.000 tỷ đồng, đóng góp 2.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, gấp 2 lần so với kế hoạch dự kiến.
Doanh thu lĩnh vực giải pháp công nghệ thông tin của Viettel tăng trưởng 40% so với năm 2018.
Sân chơi mới của Viettel nói riêng và các doanh nghiệp viễn thông nói chung trong năm 2020 sẽ là thị trường dịch vụ số
Với lĩnh vực thanh toán số, Viettel từng bước hoàn thiện hệ sinh thái Viettelpay, đã kết nối mở rộng hệ sinh thái với trên 300 đối tác bên ngoài thuộc 15 ngành dịch vụ, dòng tiền phát sinh trung bình hàng tháng đạt 50.000 tỷ đồng với 40 triệu lượt giao dịch.
Đối với lĩnh vực công công nghệ cao, Viettel đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu sản phẩm quân sự công nghệ cao, làm chủ được nhiều công nghệ mới, có nhiều bước tiến quan trọng trong nghiên cứu phát triển trạm BTS và chip cho 5G...
Theo lời thiếu tướng Lê Đăng Dũng, năm 2020 và những năm tới, Viettel sẽ tiên phong phát triển và cung cấp các ứng dụng, dịch vụ số, những dịch vụ quyết định Việt Nam có trở thành quốc gia số hay không. Đó là thanh toán số mobile money, nội dung số trước hết là giáo dục, thương mại điện tử gắn liền với hệ sinh thái tài chính số, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội...
Viettel cũng đặt mục tiêu phải tạo ra một hạ tầng kết nối IoT rộng khắp để kết nối hàng tỉ thiết bị, quản lý và điều khiển chúng tự động với tốc độ siêu nhanh, không độ trễ. Đồng thời chúng ta cũng tạo ra những nền tảng kỹ thuật số để toàn thể người dân có thể thoả sức sáng tạo trên đó.
Cùng với đó, Viettel sẽ chủ động tham gia vào xây dựng, hoàn thiện chính phủ điện tử, đặc biệt ưu tiên tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu công dân, dữ liệu tài nguyên quốc gia, đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi số.
Nhận định về thị trường viễn thông trong năm 2020, lãnh đạo Viettel cho rằng trên thế giới, dịch vụ số chiếm khoảng 30% doanh thu của các công ty viễn thông. Tập đoàn Viettel cũng phấn đấu đạt tỷ lệ như vậy trong vòng 1 – 2 năm tới. Đó cũng là xu hướng chung của ngành viễn thông trong thời gian sắp tới khi doanh thu sẽ đến từ dịch vụ số.
Như vậy, có thể thấy sân chơi mới của Viettel nói riêng và các doanh nghiệp viễn thông nói chung trong năm 2020 sẽ là thị trường dịch vụ số. Các doanh nghiệp sẽ chạy đua cung cấp các dịch vụ số cho Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và người dùng cá nhân.
Đây là một thị trường vô cùng rộng lớn, cơ hội đang chia đều cho tất cả.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.