Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Aristotle (384-322 trước công nguyên) là nhà triết học Hy lạp có nhiều công trình bàn về các vấn đề kinh tế. Ông đã phân tích nhiều vấn đề có liên quan đến sản xuất, phân phối và trao đổi. Khi phân tích quá trình trao đổi, ông đã phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, trình bày lý thuyết về tiền với tư các công cụ quy ước phục vụ cho quá trình trao đổi gián tiếp. Phê phán của ông đối với việc sử dụng tiền để kiếm được nhiều hơn có ảnh hưởng lớn đến các cuộc tranh luận thời trung cổ về cho vay nặng lãi.
Khác với Platon, ông ủng hộ chế độ tư hữu và coi đây là phương cách để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Aristotle là học trò của nhà triết học lừng danh Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của Aristotle bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho luận lý học, đồng thời thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng.
Cùng với Socrates và Platon, Aristotle là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Aristotle trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tại đây.
Aristotle tán thành ý kiến của Platon là con người không thể không có quốc gia và mục đích căn bản của chính khách là xây dựng một quốc gia "tốt nhất" - chứ không phải một quốc gia "lý tưởng".
Aristotle chú trọng vào sự cải tổ quốc gia thay vì xây dựng một quốc gia mới hoàn toàn. Ông cho rằng quốc gia cung cấp cho con người nhiều ích lợi về mặt vật chất nhưng quan trọng hơn hết, là về mặt luân lý, đạo đức. Nhà triết học này tin là nhân loại lúc nào cũng cố gắng tìm kiếm những gì tốt đẹp cho nên tổ chức quốc gia có khả năng giúp cho nhân loại tiến bộ.
Aristotle rất chú trọng vào vai trò của Hiến pháp và chính thể pháp trị. Ông coi hiến pháp là bộ luật căn bản quy định sự phân quyền và tưởng thưởng trong một quốc gia. Sự thành công của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng phân chia quyền lợi đồng đều trong xã hội. Ông tâm niệm rằng quốc gia sẽ đạt được công lý nếu sự tưởng thưởng được chia sẻ và quyền lực chính trị được sử dụng trên căn bản đóng góp cho sự ích lợi của xã hội.
Aristotle cho rằng xã hội dân chủ thực dụng và tốt nhất bao gồm đa số nhân dân lo cày cấy và cho phép các chính khách có khả năng quản trị quốc sự. Nhà triết học này tin rằng quyền lực chính trị tối thượng nằm trong tay của công dân và họ chỉ sử dụng để thay đổi những chính khách vô tài hay phạm lỗi. Chính thể dân chủ do Aristotle đề xuất là chính thể dân chủ đại diện mà công dân giao trọng trách quản trị quốc gia cho các vị đại diện có khả năng.
Khi bàn về vấn đề nô lệ, Aristotle nhìn nhận theo góc nhìn của dân Athens vào thời đó. Ông quan niệm rằng sự khác biệt về khả năng và tài đức khiến con người bị phân chia thành chủ nhân và nô lệ. Mặc dù công nhận sự thực một số nô lệ có khả năng và tài đức hơn chủ nhân mà vẫn phải sống đời sống nô lệ là không đúng nhưng Aristotle vẫn tin là một số người sinh ra làm chủ nhân và một số người khác phải làm nô lệ. Aristotle chỉ khuyên là chủ nhân nên đối xử với nô lệ một cách nhân từ.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.