Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Điển hình là dự án khu du lịch Thủy Hoàng-Bến Cát tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) bị Bà Rịa-Vũng Tàu “tuýt còi” hồi tháng 5.
Một dự án khác cũng chậm đưa đất vào sử dụng đang bị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu rà soát và đề xuất phương án xử lý là khu biệt thự Sài Gòn-Hồ Tràm. Trước đó, Sở Kế hoạch - Đầu tư cũng đã có văn bản gửi Sở Xây dựng đề nghị chấm dứt hiệu lực pháp lý chủ trương đầu tư dự án này.
Ngoài ra, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã ký ban hành quyết định hủy bỏ quy hoạch 1/500 đối với dự án khu biệt thự Ngân Hiệp và khu biệt thự Ngân Sơn tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc). Khu biệt thự Ngân Hiệp do Công ty Cổ phần Địa ốc Ngân Hiệp làm chủ đầu tư với diện tích diện tích 2,52ha.
Khu biệt thự và khu du lịch Ngân Sơn tại xã Phước Thuận có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ năm 2003, do Công ty TNHH Thương mại Ngân Sơn làm chủ đầu tư với diện tích 13,05ha, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa triển khai cũng vừa bị tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thu hồi.
Gần đây, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi các sở ban ngành và huyện Đất Đỏ về thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về việc thu hồi dự án trung tâm đào tạo thực hành du lịch nhà hàng khách sạn và thể thao biển do Trường đại học Tôn Đức Thắng làm chủ đầu tư.
Theo đó, tỉnh giao Sở Tài nguyên - Môi trường và huyện Đất Đỏ rà soát, giải quyết các thủ tục theo thẩm quyền và quy định để thực hiện thu hồi dự án trên theo kiến nghị của Ban Thường vụ Huyện ủy Đất Đỏ; báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch- Đầu tư) trước ngày 30/6.
Tỉnh giao Sở Kế hoạch- Đầu tư là cơ quan đầu mối chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các thủ tục và tham mưu cho tỉnh phương án thu hồi dự án nêu trên; định kỳ hằng tháng cập nhật, báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện hoặc khi có yêu cầu.
Vào năm 2013, Trường đại học Tôn Đức Thắng đã có văn bản gửi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xin được cấp đất để triển khai dự án nhằm xây dựng trung tâm đào tạo, thực hành, thực nghiệm cho khoảng 3.500 học sinh, sinh viên các ngành học du lịch, quản trị du lịch, quản trị nhà hàng-khách sạn và resort, thể thao biển của trường các ngày trong tuần, vào ngày nghỉ cuối tuần có thể kết hợp tiếp nhận phục vụ khách du lịch lưu trú.
Trường cam kết hoàn thành dự án đưa vào hoạt động trong không quá 36 tháng kể từ khi hoàn tất các thủ tục pháp lý…
Tháng 2/2014, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận chủ trương cho Trường đại học Tôn Đức Thắng được nghiên cứu, khảo sát lập dự án đầu tư với diện tích 6ha. Dự án cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại quyết định số 3709/QĐ-UBND ngày 25/12/2017.
Tuy nhiên, sau đó dự án chưa được Sở Tài nguyên- Môi trường tỉnh bàn giao đất trên thực địa cho Trường đại học Tôn Đức Thắng, lý do là có sự mâu thuẫn về ý kiến của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ tài nguyên- Môi trường) về phần đất của dự án.
Chính quyền huyện Đất Đỏ cho biết, vào tháng 3/2021, huyện có yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tiến độ thực hiện dự án kể từ khi được cho phép nghiên cứu, lập dự án, đồng thời báo cáo khó khăn trong quá trình thực hiện để huyện tháo gỡ những vấn đề thuộc thẩm quyền và đề xuất, kiến nghị tỉnh những vấn đề khác nhưng chủ đầu tư cũng không hợp tác.
Qua rà soát các dự án đầu tư ngoài ngân sách thuộc lĩnh vực du lịch, nhằm tránh lãng phí tài nguyên đất, đồng thời để kêu gọi nhà đầu tư khác có nhu cầu đầu tư, huyện kiến nghị Tỉnh ủy xem xét thu hồi chủ trương đầu tư dự án Trung tâm đào tạo thực hành du lịch nhà hàng khách sạn và thể thao biển do Trường đại học Tôn Đức Thắng làm chủ đầu tư.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.