Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Đây là những dự án được Bà Rịa-Vũng Tàu đánh giá là quan trọng để kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, bao gồm: Dự án cầu Phước An nằm tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Cầu Phước An có chiều dài khoảng 4,3km, điểm đầu tuyến giao với đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải, điểm cuối tuyến giao với đường vào cảng Phước An. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 4.879 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh khoảng 2.479 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 2.400 tỷ đồng.
Cùng với đó là Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chỉ đầu tư đường cao tốc từ Biên Hòa đến Vũng Vằn (dài 59,8 km), tách đoạn tuyến nhánh nối vào Cái Mép- Thị Vải (dài 8,8 km) ra khỏi dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Dự kiến, tổng vốn đầu tư khoảng 23.075 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay), đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP), hợp đồng BOT. Trong đó vốn kêu gọi nhà đầu tư là 13.125 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay). Vốn ngân sách Trung ương là 8.514 tỷ đồng (trong đó hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng phía Đồng Nai là 5.569 tỷ đồng và hỗ trợ chi phí xây lắp các hạng mục phụ trợ phía Bà Rịa – Vũng Tàu là 2.945 tỷ đồng). Ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 1.436 tỷ đồng là chi phí giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.
Tiếp đó là Dự án Vườn thú hoang dã Safari – huyện Xuyên Mộc, trước đây do Công ty Cổ phần Đầu tư Vườn thú hoang dã Safari và Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu Việt Nam (liên doanh Việt Nam – Hồng Kông) làm chủ đầu tư, được UBND tỉnh chấp nhận chủ trương đầu tư năm 2009. Dự án thuộc diện chậm triển khai và bị UBND tỉnh chấm dứt hoạt động vào năm 2016. Hiện nay, dự án này thuộc dự án du lịch trọng điểm của tỉnh và đang được UBND tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực vào đầu tư. Dự án có diện tích khoảng 530 ha và tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD. Đến nay có 8 nhà đầu tư quan tâm đề nghị thực hiện dự án và 3 nhà đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh về phương án đầu tư.
Khu đô thị Tây Nam TP. Bà Rịa cũng là dự án trọng điểm, có quy mô khoảng 1.795 ha, dân số tối đa không quá 45.000 người. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có công văn gửi tỉnh xin chấp thuận chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát lập đề xuất dự án đầu tư khu đô thị sinh thái Tây Nam. Dự kiến vốn đầu tư là 148.800 tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu 23.000 tỷ đồng).
Bên cạnh đó là Dự án Trung tâm logistics Cái Mép Hạ được quy hoạch với tổng diện tích 1.763 ha, bao gồm các phân khu chính như Trung tâm logistics và bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu 984,24 ha; khu nước luồng, khu nước trước bến 455,77 ha; khu năng lượng sạch 197,65 ha; khu nước bến cảng tiềm năng 125,34 ha. Chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng và bến cảng dự kiến khoảng 19.336 tỷ đồng. Phân kỳ đầu tư khu logistics đầu tư hạ tầng trong từ năm 2021 – 2030; khu bến cảng Cái Mép Hạ hạ lưu từ năm 2021 – 2040.
Thêm vào đó là Dự án đường 991B từ Quốc lộ 51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2016. Việc đầu tư dự án giúp tăng thu hút đầu tư và phát triển hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải. Dự kiến, tổng mức đầu tư hơn 4000 tỷ đồng với tổng chiều dài tuyến là 9,73 km với 4 làn xe. Trên tuyến có 4 cầu gồm: Cầu vượt quốc lộ 51, cầu Rạch Tre, cầu Rạch Ông, cầu Mỏ Nhát. Điểm đầu tuyến giao với đường Hội Bài – Tóc Tiên. Điểm cuối tuyến giao với đường liên cảng Cái Mép – Thị Vải.
Ngoài 6 dự án trên còn có 4 dự án khác gồm: Trung tâm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại Cái Mép – Thị Vải; Dự án công viên 30/4 ở TP. Bà Rịa; Dự án chỉnh trang trục đường khu vực Bãi Sau, TP. Vũng Tàu và Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao huyện Châu Đức.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.