Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bất động sản An Khang mới đây đã công bố báo cáo tài chính giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023. Kết quả kinh doanh 6 tháng tiếp tục là một màu u ám đối với doanh nghiệp này khi lợi nhuận sau thuế âm tới 237 tỷ đồng, gấp đôi khoản lỗ của cùng kỳ năm trước.
Trong 6 tháng, tổng tài sản của Bất động sản An Khang tăng 1,8% so với thời điểm 1 năm trước, đạt 14.820 tỷ đồng, nhờ vào đà tăng của vốn chủ sở hữu – đạt 822 tỷ đồng, tăng 58%.
Tuy nhiên, về cơ bản, hầu hết tài sản của Bất động sản An Khang được tài trợ bằng nợ phải trả. Quy mô nợ tại ngày 30/6/2023 lên tới 13.998 tỷ đồng; trong đó riêng nợ trái phiếu là 2.482 tỷ đồng.
Như vậy, nợ phải trả của Bất động sản An Khang cao gấp 17 lần vốn chủ sở hữu, riêng nợ trái phiếu cao gấp 3 lần. Dù thế, đây vẫn là một sự cải thiện đáng kể so với 1 năm trước đó, bởi tại ngày 30/6/2022, nợ phải trả của Bất động sản An Khang cao gấp 27 lần vốn chủ sở hữu, riêng nợ trái phiếu cao gấp 4,7 lần.
Trong nửa đầu năm 2023, Bất động sản An Khang đã tiến hành chi trả tiền lãi cho 2 lô trái phiếu là: ANKHANG2019-02 phát hành ngày 31/12/2019, kỳ hạn 42 tháng, giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng, trả lãi 6 tháng/lần và ANKHANG2019-03 phát hành ngày 31/12/2109, kỳ hạn 48 tháng, giá trị phát hành 1.480 tỷ đồng, trả lãi 6 tháng/lần. Theo đó, công ty đã chi trả 159 tỷ đồng vào ngày 30/6/2023.
Trước đó, trong năm 2022, công ty cũng đã thanh toán 285 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu cho các lô trái phiếu ANKHANG2019-02 và ANKHANG2019-03
Bất động sản An Khang đã phát hành 3 lô trái phiếu có tổng giá trị phát hành khoảng 3.000 tỷ đồng hồi cuối 2019. Không có nhiều thông tin về việc nguồn tiền khổng lồ này đã chảy về những đâu. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh suốt các năm 2021 – 2022 của công ty này thì vô cùng tồi tệ.
Năm 2021, Bất động sản An Khang lỗ sau thuế 112 tỷ đồng, ROE -17,58%; đến năm 2022, công ty tiếp tục lỗ tới 830 tỷ đồng, ROE -78,43%.
Đáng nói, nợ phải trả của công ty đã tiếp tục phình to trong các năm này, từ 10.214 tỷ đồng (2021) lên 13.279 tỷ đồng (2022). Song nhờ vốn chủ cũng tăng theo từ 640 tỷ đồng (2021) lên 830 tỷ đồng (2022), hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 15,96 lần (2021) xuống 12,54 lần (2022).
Được biết, Bất động sản An Khang được thành lập vào ngày 18/5/2012 với tên ban đầu là Công ty Cổ phần Biệt thự Thành phố (City Villa). Công ty đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại 174/2 Bùi Thị Xuân, Phường 3, quận Tân Bình, TP. HCM.
Cơ cấu cổ đông ban đầu gồm: ông Bùi Phan Phú Lộc (nắm giữ 99,8% cổ phần), ông Bùi Quang Huy và bà Phạm Thị Cúc. Trong số này, ông Lộc và bà Cúc là người nhà ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch Novaland.
Chính bởi lai lịch như vậy nên đầu năm 2015, công ty được mang tên Công ty Cổ phần Nova Tresor. Sau lần đổi tên này, cơ cấu cổ đông của công ty tiếp tục thêm một số lần thay đổi. Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện của bà Lê Nguyễn Diễm My, người đã tham gia vào thương vụ sáp nhập nghìn tỷ giữa Novaland và Công ty TNHH Bất động sản Gia Đức hồi 2017.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.