'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai được biết đến là 3 địa điểm chính ở phía Nam thu hút nhiều chủ đầu tư tìm kiếm quỹ đất mở nhà xưởng, kho bãi.
Với quỹ đất hiện hữu chào thuê thấp, chỉ khoảng 3.000 ha, trong khi nhu cầu thuê tại thị trường này đang rất cao và vẫn có dấu hiệu tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới, tỷ lệ lấp đầy luôn đạt 90%.
Theo Colliers International, nhu cầu tìm thuê bất động sản công nghiệp hiện hữu đã tăng gần 40% so với cùng kỳ. Điều này đã thúc đẩy giá thuê thiết lập các mặt bằng mới trong quý II và quý III/2020. Đặc biệt, thị trường TP HCM đã có giá chào thuê lên tới 300 USD/m2, cao nhất cả nước.
Giá thuê đắt đỏ tại TP. HCM đã tạo ra xu hướng "li tâm", khiến các doanh nghiệp tìm kiếm các dự án nằm ngoài trung tâm thành phố.
Trong vài năm trở lại đây, khi thị trường bất động sản các địa phương khác bắt đầu có dấu hiệu bão hòa, Long An đã nổi lên như một vị trí trọng điểm với nguồn cung dồi dào và tiềm năng đầy hứa hẹn – thu hút được sự quan tâm từ các nhà đầu tư đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế 2 thủ phủ công nghiệp truyền thống là Bình Dương và Đồng Nai.
Theo Ban Quản lý khu kinh tế Long An, trong 5 tháng đầu năm 2020, tỉnh này có 56 dự án mới đầu tư vào các khu công nghiệp. Trong đó có 41 dự án FDI và 15 dự án trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư cấp mới 219,5 triệu USD và 688 tỷ đồng, đồng thời có 37 dự án điều chỉnh tăng vốn 48,2 triệu USD và 2.341 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp đã và đang khởi công xây dựng và phát triển khu công nghiệp quy mô lớn tại Long An, chờ đón làn sóng dịch chuyển, mở rộng sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài.
Đánh giá về thị trường Long An, bà Vũ Anh, Giám đốc phát triển kinh doanh – Colliers International tại Việt Nam, nhận định Long An có có ưu thế về dân số (2 triệu dân), lại thuộc mức lương tối thiểu vùng II nên có sức cạnh tranh cao hơn về nhân lực so với Bình Dương, Đồng Nai. Điều này rất hấp dẫn các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như may mặc, giày da.
Đặc biệt, cơ sở hạ tầng đang được tỉnh đầu tư hoàn thiện và đồng bộ, hứa hẹn mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Theo đó, Long An đang hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A, 50, 62, N2 nối từ Củ Chi tới vùng Đồng Tháp Mười, tạo cầu nối giữa TP. HCM với các tỉnh miền Tây. Việc di chuyển đến các các địa điểm lưu thông quan trọng trong khu vực sân bay Long Thành, cao tốc Long Thành - Dầu Giây đi ra Cảng Cái Mép một cách dễ dàng và thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, ngân sách.
Ngoài ra, dự án cảng biển quốc tế Long An của tập đoàn Đồng Tâm dự kiến sẽ đem lại lợi thế lớn, là cảng trung tâm có khả năng tiếp nhận được các tàu biển đến 30.000 DWT, chỉ số gần ngang bằng 4 cảng biển lớn nhất Việt Nam. Trong tương lai khi tuyến luồng tàu biển sông Soài Rạp được cải tạo thì cảng Long An sẽ nâng cấp để tiếp nhận được tàu có trọng tải đến 70.000 DWT.
Với những yếu tố trên, bà Vũ Anh dự đoán Long An sẽ là làn sóng mới cung cấp cho thị trường nhiều khu công nghiệp trong 3-5 năm tới, dự kiến trở thành một trong ba trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Nam. Khi đó, các quận, huyện, thành phố với các huyện của tỉnh Long An như Hậu Nghĩa, Đức Hòa... sẽ được kết nối chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện, các dự án khu đô thị tại Long An như khu đô thị Đức Hòa, khu đô thị Bến Lức, khu đô thị Cần Giuộc đang được phát triển theo hướng đô thị sinh thái, kết hợp công nghiệp nhẹ và nông nghiệp đô thị. Đây là hướng đi nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ cảnh quan sinh thái và thoát lũ cho tiểu vùng đô thị trung tâm...
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.