'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đà Nẵng là một trong số rất ít đơn vị cấp tỉnh tại Việt Nam sống “nhờ” du lịch. Trước Covid-19, đóng góp của ngành du lịch vào GRDP thành phố hằng năm tăng trưởng đều đặn và chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2016 là 23,72%, năm 2017 là 24,1%, năm 2018 là 26,35% và năm 2019 lên tới 31,4%, tức là du lịch đóng góp gần 1/3 vào GRDP của Đà Nẵng. Bởi vậy, Covid-19 là cú sốc lớn chưa từng có đối với thành phố lớn nhất miền Trung này.
Một cách tất yếu, thị trường bất động sản Đà Nẵng cũng bị tác động dữ dội của dịch bệnh: nguồn cung gần như “rơi tự do”, giao dịch hạn chế, giá giảm về vùng đáy trong nhiều năm. Chỉ lấy riêng phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, năm 2021 - năm “đỉnh cao” của dịch bệnh, Đà Nẵng gần như “trắng” nguồn cung mới các sản phẩm biệt thự, nhà phố và condotel.
Năm 2022, khi dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi tích cực, hàng không và du lịch mở lại, thị trường bất động sản Đà Nẵng mới bắt đầu hồi sinh. Ông Nguyễn Đức Thêm, Quản lý cấp cao, Bộ phận Kinh doanh nhà ở của Savills, nhìn nhận việc gỡ bỏ hạn chế đường bay kèm theo chính sách miễn thị thực đã giúp Đà Nẵng chứng kiến sự nhảy vọt trong số lượng du khách quốc tế, kéo theo sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm bất động sản như nhà ở, căn hộ, khách sạn hay biệt thự.
Tuy nhiên, ông Thêm cũng nhấn mạnh yếu tố căn cơ làm nên sức hấp dẫn của bất động sản Đà Nẵng là những điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư như chính sách bán hàng hấp dẫn hay tỷ suất sinh lời cao, tùy thuộc từng loại hình. Đáng kể, nhóm khách hàng quan trọng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Đà Nẵng thường là những người đã về hưu hay các chuyên gia quốc tế làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh mục đích để ở, họ coi “ngôi nhà thứ hai” tại Đà Nẵng là một kênh để sinh lời hoặc tích lũy tài sản trong dài hạn.
“Thị trường bất động sản tại Đà Nẵng sở hữu dịch vụ và tiện ích thường gặp ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh song vẫn mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng cho người sử dụng. Đây là nét độc đáo hiếm có của Đà Nẵng. Điều này, kèm với các thương hiệu quốc tế, là hai yếu tố chủ lực thu hút giới đầu tư ngoại quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm hàng hiệu và cao cấp tại Đà Nẵng còn tương đối hạn chế. Do đó, để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của người tiêu dùng, thị trường vẫn còn đó nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển bất động sản”, ông Thêm nói.
Theo ông Thêm, năm 2022, Đà Nẵng sẽ triển khai thêm hàng loạt chương trình kích cầu du lịch như giai đoạn 2 của “Enjoy Danang - Tận hưởng Đà Nẵng”. Đây là động lực cần thiết để thúc đẩy thị trường du lịch, từ cả nguồn khách nội địa và quốc tế. Nhu cầu về bất động sản nghỉ dưỡng, đặc biệt phân khúc hạng sang và cao cấp, cũng sẽ được hưởng lợi xu hướng này.
Ngoài ra, thị trường bất động sản Đà Nẵng cũng sở hữu nhiều tiềm năng đối với các dự án nhà cao tầng. Theo Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thay vì phát triển theo bề ngang, các khu đô thị hiện hữu sẽ được tái phát triển theo mô hình đô thị nén, nâng cao hệ số sử dụng đất.
Định hướng này được đưa ra với mục đích hạn chế ảnh hưởng tới hệ sinh thái nội và ngoại vùng, với mục tiêu trở thành trung tâm du lịch ven biển của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Theo dự báo của giới chuyên gia, thị trường bất động sản Đà Nẵng sẽ tiếp tục thu hút nhiều chủ đầu tư lớn đến triển khai các dự án thuộc phân khúc cao cấp và hạng sang, để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy trong bối cảnh hết sức khó khăn, phân khúc cao tầng vẫn có sức sống và được xem như điểm sáng hiếm hoi của Đà Nẵng. Đơn cử năm 2021, nguồn cung căn hộ mới trong năm 2021 ghi nhận tăng hơn 76% so với năm 2020, tỷ lệ tiêu thụ đạt 65%, tăng 14 điểm phần trăm so với năm 2020, theo DKRA Vietnam.
Bình luận thêm về việc tháo gỡ rào cản để thúc đẩy bất động sản Đà Nẵng tăng trưởng, ông Võ Hồng Thắng, Phó giám đốc Nghiên cứu - Phát triển DKRA Vietnam, cho rằng thị trường đang tồn tại một số điểm nghẽn như: vướng mắc pháp lý các dự án chậm được xử lý, rủi ro của các dự án vẫn còn cao, quỹ đất trung tâm thành phố dần khan hiếm, dòng tiền đầu cơ nóng giai đoạn 2017 - 2019 vẫn chưa quay lại. Bên cạnh đó, dư âm của sự cố đáng tiếc về chương trình cam kết lợi nhuận tại một số dự án bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người mua.
Ông Võ Hồng Thắng nhìn nhận để thị trường thêm lực, chính quyền cần thực hiện một số giải pháp hỗ trợ. Cụ thể, chính quyền phải kịp thời công bố thông tin quy hoạch mới nhất để người dân nắm bắt; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị, xúc tiến dự án quy hoạch TP. Đà Nẵng giai đoạn năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, chính quyền cũng cần tăng cường đẩy mạnh các chính sách kích cầu, thu hút du lịch địa phương.
Về phía chủ đầu tư/sàn phân phối, ông Thắng khuyến nghị các đơn vị này cần tăng cường ứng dụng giải pháp công nghệ; doanh nghiệp cần hướng đến phát triển bất động sản bền vững. Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải công khai, minh bạch về pháp lý dự án.
Về phía người mua, ông Thắng khuyến cáo phải tìm hiểu kỹ thông tin quy hoạch, pháp lý dự án, năng lực chủ đầu tư; tránh tâm lý lướt sóng ngắn hạn, thay vào đó cần có một chiến lược đầu tư rõ ràng trong trung hoặc dài hạn. Người mua cần hạn chế sử dụng dụng đòn bẩy tài chính, hoặc chỉ cân nhắc vay ngân hàng với tỷ trọng vừa phải.
Năm 2022, thị trường Đà Nẵng đang trở nên sôi động hơn nhờ sự tham gia và mở rộng hoạt động của các thương hiệu quốc tế. Tiêu biểu nhất có thể kể đến kế hoạch mở rộng danh mục trên toàn quốc của tập đoàn khách sạn Marriott International. Ngoài ra, thị trường cũng sẽ đón nhận thêm lượng lớn dự án nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp từ các thương hiệu lớn như dự án Fusion Resort & Villas, Le Méridien Resort & Spa và The Filmore Theo Savills |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.