Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bất động sản công nghiệp là một trong những phân khúc “sáng giá” nhất của thị trường bất động sản vài năm trở lại đây. Nhờ hàng loạt yếu tố hỗ trợ, làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc mà Bắc miền Trung là khu vực nổi bật, nhờ sự “đổ bộ” của hàng loạt “đại gia” trong và ngoài nước.
Tại Hà Tĩnh, cuối tháng 12/2021 Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công nhà máy sản xuất pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng. Dự án có tổng mức đầu tư dự án 3.800 tỷ đồng với diện tích 12,6ha, công suất thiết kế 100.000 bộ pack pin/năm. Bên cạnh đó, khu công nghiệp Vũng Áng còn có nhiều dự án lớn khác như: nhiệt điện Vũng Áng 2, nhà máy luyện gang thép Vũng Áng…
Tại Quảng Bình, đầu tháng 3/2022, Công ty TNHH đầu tư Capella Quảng Bình (Capella Quảng Bình), thành viên của Công ty Cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) đã đề xuất UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên, huyện Lệ Thủy. Dự án có tổng mức đầu tư 1.840 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 300 tỷ đồng và thời gian thực hiện dự án là 2021 - 2028. Nếu được thông qua, đây sẽ là dự án hạ tầng quan trọng tạo sức bật mới cho Quảng Bình trong tương lai.
Tại Quảng Trị, tháng 10/2021, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã trao quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án trung tâm điện khí LNG Hải Lăng - giai đoạn 1 (1.500 MW) cho tổ hợp nhà đầu tư gồm: Tập đoàn T&T, Công ty Cổ phần Năng lượng Hanwha (HANWHA), Tổng công ty điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) và Tổng công ty khí Hàn Quốc (KOGAS) với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án gần 54.000 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD). Trong đó, Tập đoàn T&T sẽ góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp HANWHA, KOSPO, KOGAS sẽ đóng góp 60%. Dự án này được đánh giá là bước quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu đưa tỉnh Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung vào năm 2030.
Với Nghệ An, từ một nơi bị xem là “vùng trũng” về thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh đã vượt lên trở thành “cứ điểm” hấp dẫn hàng đầu cả nước. Trong năm 2021 và đầu năm 2022 dù chịu những khó khăn chung do dịch Covid-19 nhưng vốn FDI vào Nghệ An đứng thứ 2 cả nước.
Chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2022 (tính đến tháng 2/2022), tỉnh Nghệ An đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 16 dự án với tổng số vốn đăng ký là 954 tỷ đồng; điều chỉnh 12 lượt dự án, trong đó điều chỉnh tổng vốn đầu tư 5 dự án với số vốn tăng lên 9.292 tỷ đồng, nâng tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 10.246 tỷ đồng.
Đáng chú ý, có những dự án có quy mô lớn như: dự án nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện của Tập đoàn Goertek (Hồng Kông, Trung Quốc) tại KCN WHA, được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 260 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào dây chuyền sản xuất công nghệ cao; nhà máy cấu kiện điện tử Everwin tại KCN VSIP Nghệ An (200 triệu USD); khu công nghiệp Hoàng Mai 1 (750 tỷ đồng); điều chỉnh mở rộng giai đoạn II khu công nghiệp WHA thêm 354,5 ha…
Tại Thanh Hoá, số doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đổ về đây ngày một nhiều, lập nên hàng loạt dự án lớn. Khối ngoại có: Exxon Mobil, Milennium Energy, Chuwa Busan, AEON, Foxconn, Mintal, Fangda, INTCO, WHA Industrial Development PLC...; khối nội có Vingroup, Sun Group, T&T Group hay Eurowindow...
Để thu hút thêm “đại bàng” về làm tổ, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã chú trọng mở rộng các khu kinh tế, phát triển những mô hình khu công nghiệp đa chức năng, hình thành lối sống công nghiệp mới.
Tại Thanh Hoá, thời gian qua, tỉnh đã ban hành các quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp số 17, 11 và 5 thuộc khu kinh tế Nghi Sơn. Qua đó, Thanh Hóa đã bổ sung thêm 2.000ha đất công nghiệp tại khu kinh tế Nghi Sơn nhằm phục vụ mục tiêu đẩy mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn trong tương lai (các khu công nghiệp 17, 11 và 5 có diện tích lần lượt là 782ha, 567ha và 567,42ha).
Theo quy hoạch, cả ba dự án đều có tính chất là khu công nghiệp đa ngành, với các ngành nghề chủ yếu là công nghiệp cơ khí, lắp ráp động cơ và kho trung chuyển; bổ sung loại hình công nghiệp phụ trợ phục vụ lọc hoá dầu, chế tạo, vật liệu xây dựng; các ngành sử dụng công nghệ cao, công nghiệp ứng dụng R&D, các khu khởi nghiệp gắn với trung tâm giáo dục và đào tạo.
Tại Nghệ An, tỉnh hiện có 11 khu công nghiệp và 1 khu công nghệ cao rộng 94ha. Trong đó có 5 khu công nghiệp thuộc khu kinh tế Đông Nam với diện tích quy hoạch là 4.532ha và 6 khu công nghiệp ngoài khu kinh tế Đông Nam với diện tích quy hoạch là 1.660ha. Hiện tại, 6/11 khu công nghiệp ở Nghệ An đã được đầu tư xây dựng hạ tầng, tỷ lệ lấp đầy trung bình của các khu công nghiệp đã thành lập là 41,9%.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn quy hoạch phát triển 53 cụm công nghiệp, trong đó có 24/53 cụm công nghiệp đã thu hút được doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh với tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 81%. Nhờ tổ chức thành công nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư để đón đầu dòng vốn đầu tư FDI mà đến nay Nghệ An đã đang có 102 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD.
Để “lên đời” cho khu kinh tế Vũng Áng đón các nhà đầu tư lớn, tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có Quyết định số 390/QĐ-UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 khu kinh tế Vũng Áng. Theo đó, khu vực lập quy hoạch có diện tích gần 1.236ha, thuộc phường Kỳ Thịnh, phường Kỳ Long và xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh). Sau khi hoàn thành, đây sẽ là khu công nghiệp tập trung với quy mô lớn, thu hút các loại hình công nghiệp hiện đại, sử dụng công nghệ cao như công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị và linh kiện cho ô tô áp dụng công nghệ cao...
Song song với các tỉnh, Quảng Bình cũng đang nỗ lực rất lớn để mời gọi các nhà đầu tư tiềm năng tới đây trong tương lai. Dù mới thu hút 1,12 tỷ USD nhưng Quảng Bình được đánh giá là địa phương vẫn có nhiều tiềm năng lớn. Đặc biệt, với tinh thần “đồng cam cộng khổ”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” thông qua 10 cam kết đối với nhà đầu tư cùng nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình hy vọng những tiềm năng, lợi thế của Quảng Bình dần được hiện thực hóa trong thời gian sớm nhất.
Trên cơ sở nền tảng vững chắc được xây dựng trước đó, tỉnh Quảng Trị đang không ngừng phát huy tiềm năng, thế mạnh để hoàn thành nhiệm vụ đề ra với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong điều kiện có nhiều khó khăn. Đến nay, Quảng Trị sẵn sàng cạnh tranh mạnh hơn nữa cho mục tiêu cao trong giai đoạn 2020 - 2025.
Hiện tỉnh đã đặt nền móng vững chắc cho các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông như: dự án đường ven biển tỉnh Quảng Trị đoạn từ ranh giới tỉnh Quảng Bình vào đến phía nam cầu Cửa Việt; dự án đường nối trung tâm TP. Ðông Hà đến đường ven biển phía nam cầu Cửa Việt; dự án đường tránh phía đông TP. Ðông Hà; dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn từ Vạn Ninh (Quảng Bình) - Cam Lộ (Quảng Trị); dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 15D đoạn từ cảng biển Mỹ Thủy đến cửa khẩu quốc tế La Lay; nâng cấp Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt lên đến Quốc lộ 1…; phát huy lợi thế Hành lang kinh tế đông tây, kết nối với các nước trong khu vực có chiến lược phù hợp để phát triển khu kinh tế Đông Nam.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - Võ Văn Hưng cho biết, để phát triển trong giai đoạn mới, Quảng Trị sẽ đầu tư xây dựng mạnh hơn nữa hạ tầng giao thông; chọn giao thông đột phá đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. “Quảng Trị cam kết các doanh nghiệp đến đầu tư, triển khai các dự án luôn được tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất. Các sở, ngành, địa phương có dự án liên quan phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện và sớm hoàn thành các thủ tục đầu tư, nhất là việc giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư sớm triển khai dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân” - ông Hưng nhấn mạnh.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.