Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất giải pháp để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến việc chấm dứt dự án khu du lịch Vũng Tàu Paradise tại TP. Vũng Tàu.
Theo UBND tỉnh, dự án Vũng Tàu Paradise đã hết thời hạn hoạt động và thời hạn sử dụng đất.
Do đó, UBND tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình cấp thẩm quyền quyết định phương án xử lý, hỗ trợ tỉnh giải quyết số tiền thuê đất phát sinh theo kiến nghị của UBND tỉnh.
Dự án này dù đã hết thời hạn nhưng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn quyết không cho gia hạn thêm. Bởi theo lý giải của tỉnh, dự án có tổng diện tích đất được giao 220ha, song nhà đầu tư chỉ đưa vào sử dụng khoảng 140ha (phần diện tích đã đầu tư hạng mục sân golf và khu nhà rông), còn lại 80ha (quy hoạch xây dựng khu khách sạn và khu văn hóa dân tộc) sử dụng không hiệu quả và không sử dụng trong thời gian dài, vi phạm quy định pháp luật về đất đai.
Hơn nữa, trong quá trình xây dựng dự án, 2 bên công ty liên doanh không có sự thống nhất trong quản lý điều hành và giải quyết các vấn đề phát sinh như: bên nước ngoài chưa hoàn tất nghĩa vụ góp vốn theo quy định, không thống nhất về việc đăng ký lại doanh nghiệp và điều chỉnh thời hạn hoạt động của liên doanh.
Đến thời điểm gần hết thời hạn hoạt động (năm 2016 theo giấy phép đầu tư), hai bên liên doanh cũng chưa thống nhất để đưa ra được quyết định chung về kế hoạch tiếp tục thực hiện dự án, các bên trong liên doanh đơn phương có các văn bản kiến nghị được cơ cấu lại doanh nghiệp (huy động các nhà đầu tư khác) để chứng minh năng lực xin thực hiện dự án thêm 50 năm.
Ngoài ra, thời hạn hoạt động của Công ty liên doanh Vũng Tàu Paradise đã hết theo quy định tại giấy phép đầu tư, công ty không đăng ký lại hoạt động theo quy định Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014.
“Việc chấm dứt hoạt động dự án do hết thời hạn hoạt động sẽ đồng thời chấm dứt hoạt động của tổ chức kinh tế, do đó không còn chủ thể để gia hạn thực hiện dự án”, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay. (Xem thêm)
Thay vì ngồi im chờ đợi, nhiều doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng đang liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh, phương thức bán hàng để thích nghi và “sống chung với dịch”, đồng thời lên kế hoạch tăng tốc cuối năm để bù lại những tháng giãn cách xã hội.
Đơn cử như Tập đoàn Flamingo cho biết ở những thời điểm xuất hiện ca mắc Covid-19 tại địa phương hoặc tình hình dịch trong nước phức tạp, tập đoàn đã ngưng nhận khách sử dụng dịch vụ cho đến khi có thông báo mới của chính quyền. Do đó, thiệt hại không nhỏ về kinh tế song đây cũng là dịp để rà soát lại hệ thống, duy tu, bảo trì và nâng cao chất lượng phục vụ, sẵn sàng cho sự trở lại.
Doanh nghiệp bày tỏ đại dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức chưa từng có trong lịch sử, đặt tất cả các doanh nghiệp trước bài toán mang tính “sống còn”. Thực tế trong suốt thời gian qua, tập đoàn đã phải liên tục thay đổi chiến lược kinh doanh và phương thức bán hàng để phù hợp với tình hình mới.
Ngoài ra, tập đoàn xác định chung sống lâu dài với dịch và các khủng hoảng liên quan tới Covid-19. Trong thời điểm dịch, doanh nghiệp tập trung truyền thông mạnh và phát triển xu hướng du lịch “hai trong một” là nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bị tê liệt vì dịch bệnh, nhưng ông Nguyễn Thái Phiên, Phó tổng giám đốc NovaGroup vẫn bày tỏ sự lạc quan.
“Dịch bệnh chỉ gây ra những khó khăn trong ngắn hạn nhưng nếu nhìn tổng quan về một chu kỳ dài hơi của thị trường, từ 3-10 năm thì khó khăn này không ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lợi nhuận của doanh nghiệp”, ông Phiên nói.
Thách thức Covid-19 chỉ là câu chuyện ảnh hưởng trong ngắn hạn, ông Phiên cho biết các doanh nghiệp bất động sản, trong đó có Novaland đã chuẩn bị kế hoạch rất chi tiết cho 3 tháng cuối năm để bù lại những tháng giãn cách xã hội chưa đạt KPI (tháng 6,7,8).
“Những tháng cuối cùng của năm 2021 sẽ là thời điểm doanh nghiệp phải rất tích cực trong mọi hoạt động. Doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch tung ra sản phẩm mới, kế hoạch tài chính, kế hoạch xây dựng… để chống chọi với làn sóng dịch thứ 4.
Mặt khác, việc có kế hoạch chi tiết, sẵn sàng trở lại khi hết dịch cũng giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội hồi phục thị trường trong những tháng cuối năm để làm bàn đạp cho các năm tiếp theo”, lãnh đạo NovaGroup chia sẻ.
Vị này cũng nhấn mạnh doanh nghiệp đã bỏ lỡ 3 tháng vì lý do khách quan nên phải gồng mình chạy hết công suất vào 3 tháng cuối năm. Ngoài ra, mọi nhân viên cũng phải vạch ra chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh, bù đắp cho 3 tháng đã mất. Đây là cơ hội vô cùng đáng quý, không thể bỏ lỡ của doanh nghiệp. Sau dịch, thị trường kỳ vọng sẽ bật tăng trở lại khi bị nén quá lâu. (Xem thêm)
Nhận định về chương trình "Home for Home – Nhà đổi nhà", ông Vũ Văn Biên, Giám đốc Công ty luật TNHH An Phước cho biết: Có thể hiểu chính sách “lấy nhà cũ đổi nhà mới” của công ty Masterise Home phối hợp với ngân hàng Techcombank triển khai bằng hình thức thế chấp căn nhà cũ tại ngân hàng Techcombank bằng với 30% trên tổng giá trị căn hộ mới tại các dự án được triển khai từ tập đoàn. Phần 70% còn lại được ngân hàng Techcombank hỗ trợ thế chấp chính căn hộ mới, tất cả khách hàng khi mua nhà tại dự án Masteri Waterfront, Masteri West Heights tại Hà Nội và Masteri Centre Point tại quận 9 TP.HCM đều sẽ được hưởng thêm chính sách ân hạn gốc và lãi đến khi nhận nhà. Đây là hình thức hỗ trợ khách hàng mua nhà rất mới mẻ ở thị trường bất động sản Việt Nam.
"Vì rất mới nên có thể sẽ có rủi ro đối với người mua nhà, nhất là với người chưa có kinh nghiệm hoặc không có thời gian nghiên cứu kỹ các chính sách này", ông Biên cảnh báo.
Nói thêm về những rủi ro gặp phải thi tham gia "nhà đổi nhà" của công ty Masterise Home, luật sư Vũ Văn Biên cho biết: Ở đây có 4 nguy cơ rủi ro dành cho người mua nhà. Thứ nhất: Người mua nhà không được lựa chọn ngân hàng có ưu đãi về lãi suất, chính sách vay mà buộc phải lựa chọn tại ngân hàng là đối tác của chủ đầu tư. Điều này sẽ bất lợi cho phía khách hàng vì tài sản thế được ngân hàng định giá có thể sẽ không được đảm bảo đúng giá trị như giá thị trường.
Thứ hai: Vì tỉ lệ vay là 100% giá trị căn nhà mà khách hàng không phải bỏ tiền mặt, dẫn đến tiền lãi phải trả sẽ nhiều hơn phương thức hay được áp dụng trước đây là người mua nhà phải có đủ 30% số tiền tương đương giá trị căn nhà và phần người mua nhà được trả góp tương đương 70% giá trị căn nhà.
Thứ ba: Đối với người mua nhà có một bất động sản duy nhất thì nguy cơ người mua nhà bị mất bất động sản là nơi ở hiện tại dẫn đến không có chỗ ở có thể sẽ xảy ra trong trường hợp các thu nhập hàng tháng không còn ổn định dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Thứ tư: Trong một khoảng thời gian người mua nhà phải thanh toán số tiền được vay 30% giá trị căn nhà mới từ ngân hàng thì đối với trường hợp người mua không thể có các nguồn tài chính bằng số tiền mặt đó, người mua nhà có được định đoạt căn nhà của mình hay bắt buộc phải bán nhà cho ngân hàng. Đây là vấn đề người tham gia chương trình cần lưu ý trước khi ký kết hợp đồng. (Xem thêm)
Bà Lê Phương Lan, Trưởng bộ phận tư vấn đầu tư Savills Hà Nội, cho biết trong thời gian đại dịch, các thương vụ M&A bất động sản thành công đứng về số lượng lại là của các nhà đầu tư trong nước, tiếp đến là các nhà đầu tư nước ngoài đã hiện diện và hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Điều đáng chú ý, xét về mặt giá trị, các thương vụ M&A của các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… lại ghi nhận cao hơn với những thương vụ lên tới tỷ USD.
"Đối với các nhà đầu tư mới, chưa có hoạt động tại Việt Nam hiện đang dành một sự quan tâm lớn đến thị trường bất động sản. Tuy vậy, vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân khó khăn trong đi lại khiến họ chưa thể thực hiện thành công nhiều thương vụ. Khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, làn sóng đầu tư này sẽ gia nhập thị trường", bà Lan cho hay.
Với tình hình dịch bệnh như hiện tại, bà Lan nhận định thị trường M&A bất động sản sẽ tiếp tục trầm lắng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn dành sự quan tâm rất lớn đến thị trường. Dẫn dắt thị trường về số lượng giao dịch thành công vẫn là các giao dịch giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau và các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
"Các thương vụ thành công sẽ nằm tại các dự án đất sạch, pháp lý rõ ràng, các tài sản hoàn thiện đang hoạt động. Thị trường sẽ ghi nhận những thương vụ chuyển nhượng lớn trong lĩnh vực khách sạn và nghỉ dưỡng", Trưởng bộ phận tư vấn đầu tư Savills Hà Nội đánh giá. (Xem thêm)
Khi Covid-19 xảy ra, toàn bộ thanh khoản trên thị trường bất động sản gần như đóng băng. Trong bối cảnh này, người mua đang có ưu thế, còn người bán ở mọi phân khúc đang ở vị thế kém hơn trong giao dịch bất động sản.
Theo chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group, có 4 phân khúc sẽ có sự phục hồi nhanh nhất sau dịch Covid-19.
Đầu tiên là bất động sản nghỉ dưỡng. Hiện các chủ đầu tư vẫn phải "nằm im" chờ cho đợt dịch này qua đi. Nhưng ông Chánh đánh giá nhu cầu du lịch của người dân như một cái lò xo đang bị nén lại sẽ nhanh chóng bung ra sau dịch.
Thứ hai là đất nền vùng ven. Hiện đầu tư công được chú trọng vì là một trong những trụ đỡ quan trọng cho GDP vào những năm kinh tế gặp khó khăn. Hạ tầng mở rộng kéo theo đà sôi động của đất nền vùng ven từng diễn ra trong quá khứ.
Thứ ba là căn hộ ở phân khúc trung cấp, hay còn gọi là căn hộ vừa túi tiền. Đây là dòng sản phẩm nhắm vào nhu cầu ở thực của những thị dân các thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội hay một số đô thị khác của Việt Nam. Khả năng phục hồi có thể là nhanh nhất vì phân khúc này nhắm vào nhu cầu thực tế của thị trường.
Cuối cùng là nhà phố, theo quan điểm của ông Chánh đây là phân khúc đáng đầu tư nhất. "Giai đoạn này, việc cho thuê đang gặp khó khăn nhưng nhà phố vẫn là phân khúc truyền thống và nếu cho tôi chọn, tôi vẫn khuyên các nhà đầu tư nên chú ý đến phân khúc này", ông Chánh nói. (Xem thêm)
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã có văn bản đồng ý cho phép Vinhomes tài trợ lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 cho phân khu công nghiệp nặng CN4, CN5 làm dự án nhà máy ô tô kết hợp cảng biển rộng 2.000ha tại khu kinh tế Vũng Áng.
Trước đó, Vinhomes đề xuất được tài trợ Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trong việc lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 cho phân khu công nghiệp nặng CN4, CN5 trong quy hoạch chung của khu kinh tế Vũng Áng với hình thức tài trợ bằng sản phẩm.
Doanh nghiệp này cam kết đảm bảo 100% các kinh phí trong quá trình lập quy hoạch, cung cấp sản phẩm có chất lượng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu từ phía Ban quan lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh. Vinhomes cũng cam kết không yêu cầu bồi hoàn kinh phí kể cả khi không được lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án.
Trước đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải đã có văn bản số 5666/UBND-KT đồng ý giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh tổ chức lập quy hoạch phân khu khu công nghiệp trung tâm lô CN4,CN5 - khu kinh tế Vũng Áng theo tỷ lệ 1/2000 với kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa của Vinhomes.
Tỉnh Hà Tĩnh giao Ban quản lý khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan liên quan tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch đủ năng lực thực hiện đúng quy định,phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. (Xem thêm)
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định về việc giao đất (đợt 4) cho Tổng công ty Viglacera - CTCP (HoSE: VGC) thuê để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Phong II-C.
Theo đó, UBND tỉnh Bắc Ninh quyết định giao 91,5ha đất tại huyện Yên Phong đã thực hiện xong bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Tổng công ty Viglacera - CTCP thuê, trong đó xã Tam Giang là 77,6ha; tại xã Đông Tiến là 10,1ha và thị trấn Chờ 36.588,8m2 để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Phong II-C (đợt 4).
Cơ cấu sử dụng đất bao gồm: đất nhà máy, kho tàng gần 69ha; đất đường giao thông 13ha; đất cây xanh, mặt nước gần 39ha; đất công trình hành chính, dịch vụ 19,6ha; đất bãi đỗ xe 8.200m2... Thời hạn thuê đất đến ngày 11/9/2068.
UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu sau khi xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật, Tổng công ty Viglacera - CTCP có trách nhiệm bàn giao lại đất nghĩa trang cho địa phương quản lý. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.