Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang ký văn bản gửi các sở ngành liên quan về việc lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị Tây Bắc, TP. Bắc Ninh bằng tài trợ của Công ty Cổ phần Vinfa.
Chủ tịch tỉnh cho biết vào hồi tháng 3, Vinfa đã có văn bản gửi tỉnh đề nghị được tài trợ lập quy hoạch dự án.
Xét đề nghị trên, Chủ tịch tỉnh đồng ý cho Vinfa tài trợ lập quy hoạch chi tiết (bằng kinh phí hoặc sản phẩm) khu đô thị Tây Bắc TP. Bắc Ninh với diện tích khoảng 360ha, thuộc ranh giới quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu đô thị mới Tây Bắc TP. Bắc Ninh.
Vinfa cam kết tài trợ không điều kiện, không hoàn trả kinh phí lập quy hoạch.
Công ty Cổ phần Vinfa là thành viên của Tập đoàn Vingroup, được thành lập vào tháng 7/2015, trụ sở đặt tại số 7, đường Bằng Lăng 1, khu đô thị sinh thái Vinhomes River, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật là bà Phan Thu Hương. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực dược phẩm. (Xem thêm)
HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, để quy định đấu thầu dự án BT đồng thời đấu giá quỹ đất, trụ sở làm việc thanh toán dự án BT, để lựa chọn đồng thời nhà đầu tư dự án BT và nhà đầu tư dự án khác.
Lý giải việc phải đấu giá quỹ đất này, HoREA cho rằng “nguyên tắc ngang giá” rất khó đảm bảo khi nhà nước sử dụng quỹ đất, trụ sở làm việc để thanh toán dự án BT, theo kiểu “vật đổi vật”, “hàng đổi hàng”. Hiệp hội này cho rằng lẽ ra nhà nước phải dùng tiền để thanh toán dự án BT, mua lại theo kiểu “hàng - tiền”, “tiền - hàng”.
Các quy định pháp luật (nêu trên) chưa phù hợp, chưa sát với thực tế vận hành dự án BT và chưa đảm bảo “nguyên tắc ngang giá”, có thể làm thất thoát tài sản nhà nước.
“Bởi lẽ, sau khi phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông thì sẽ làm tăng giá trị đất đai, tạo ra chênh lệch địa tô rất lớn. Do vậy, chỉ có thực hiện phương thức đấu thầu, hoặc đấu giá quỹ đất này, thì mới đảm bảo nguyên tắc ngang giá và xác định giá trị tài sản công phù hợp với giá thị trường”, HoREA giải thích thêm. (Xem thêm)
Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ vừa ký thông báo kết luận thanh tra dự án sân tập golf và việc thực hiện đầu tư công viên Hoàng Hoa Thám của UBND tỉnh Bắc Giang.
Kết luận nêu rõ việc cấp phép đầu tư, giao đất và thực hiện đầu tư đối với dự án sân tập golf đã xảy ra hàng loạt sai phạm.
Cụ thể, UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận đầu tư dự án sân tập golf trên khu đất được quy hoạch làm khu thể thao tổng hợp (quy hoạch xây dựng khu nhà thi đấu đa năng, bể bơi, đường đi bộ, cây xanh cảnh quan), không phù hợp với hoạch chi tiết năm 2011 của công viên Hoàng Hoa Thám, nhưng không thực hiện điều chỉnh quy hoạch, vi phạm Luật Xây dựng.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đồng ý chủ trương miễn tiền thuê cho Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư xây dựng Cường Thịnh Thi không đúng đối tượng được ưu đãi, vi phạm Nghị định 108/2006 của Chính phủ.
UBND tỉnh Bắc Giang còn có văn bản đồng ý cho ông Nguyễn Hữu Phải, Chủ tịch Hội golf Bắc Giang mượn địa điểm để làm sân tập golf trong khu công viên Hoàng Hoa Thám là chưa phù hợp với hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thực hiện thu hồi dự án sân tập golf và xử lý tài sản theo quy định; xác định và truy thu tiền thuê đất đối với khoảng thời gian cho mượn đất và công khai kết quả xử lý.
“Chỉ đạo Công an tỉnh Bắc Giang làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư, giao đất, quản lý và sử dụng đất đối với các dự án doanh nghiệp đầu tư liên quan đến khuôn viên công viên qua các giai đoạn quy hoạch công viên Hoàng Hoa Thám”, kết luận của thanh tra kiến nghị. (Xem thêm)
Dự án xây dựng cầu Đồng Sơn và đường lên cầu được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư ngày 8/11/2016.
Công ty TNHH Xây dựng Tân Thịnh được lựa chọn thực hiện dự án 1.163 tỷ đồng này, đổi lại công ty sẽ được thanh toán bằng 14,25ha đất thuộc phân khu số 6, 7 khu đô thị phía nam TP. Bắc Giang.
Dự án xây dựng mới hai cầu gồm: cầu Đồng Sơn dài 357m vượt sông Thương và cầu Văn Sơn dài 21,1m với kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực.
Kết luận thanh tra nêu rõ tại thời điểm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án cầu Đồng Sơn và đường dẫn lên cầu không phù hợp với quy hoạch chung TP. Bắc Giang, không phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh này.
Mặt khác, UBND tỉnh Bắc Giang chưa thực hiện việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Bắc Giang và quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang liên quan đến dự án.
Đáng chú ý, dự án có công trình cầu Đồng Sơn nằm trên tuyến đường đô thị nhưng không thực hiện thi tuyển kiến trúc trước khi phê duyệt dự án, điều này vi phạm Nghị định 59/2015 của Chính phủ.
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra tổng mức đầu tư dự án xác định có chi phí lãi vay và chi phí dự phòng trượt giá chưa đúng quy định, làm tăng giá trị tổng mức đầu tư, phải giảm trừ trên 17 tỷ đồng. (Xem thêm)
Phát biểu tại Đại hội đại biểu lần thứ 24 Đảng bộ huyện Thạch Thất nhiệm kỳ 2020-2025, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã nhắc lại quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 28/5/2020 với quy mô nghiên cứu khoảng 17.274ha.
Theo ông Chung, đây là 1 trong 5 khu đô thị vệ tinh lớn của thành phố được triển khai đầu tư trong những năm tới.
"Việc đầu tư xây dựng khu đô thị Hòa Lạc và tiếp tục phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ là điều kiện thuận lợi, tác động mạnh mẽ để huyện Thạch Thất phát triển nhanh, bền vững theo hướng đô thị xanh", ông nói.
Chủ tịch Hà Nội đề nghị huyện huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông; tăng cường công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và hoạt động xây dựng đô thị, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường... (Xem thêm)
Tại cuộc họp báo sáng 20/7, ông Nguyễn Xuân Hải, Vụ trưởng Vụ Thẩm định đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, đã cung cấp các thông tin liên quan đến báo cáo ĐTM của dự án lấn biển Cần Giờ.
Theo ông Hải, dự án lấn biển Cần Giờ có quy mô lớn, nằm kế cận vùng chuyển tiếp khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ, vì thế Bộ Tài nguyên và Môi trường "đã hết sức thận trọng trong quá trình thẩm định và phê duyệt ĐTM" (báo cáo đánh giá tác động môi trường).
Ông Hải cho hay báo cáo ĐTM của dự án đã được thông qua bởi hội đồng thẩm định gồm các nhà khoa học hàng đầu, được tiến hành thận trọng và tuyệt đối tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
Ông khẳng định: báo cáo ĐTM đã nhận diện, đánh giá khá đầy đủ, thận trọng các tác động có thể có và đưa ra giải pháp khá tổng thể nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường. Báo cáo cũng đã xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường và ứng phó sự cố môi trường".
Đáng chú ý, ông Hải cho biết chủ đầu tư đã cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, chuyên đề nghiên cứu, báo cáo đánh giá độc lập được thực hiện bởi các đơn vị, tổ chức uy tín ở trong nước và quốc tế. (Xem thêm)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết vừa nhận được công văn của UBND tỉnh Đồng Nai giải trình, bổ sung đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trong đó có nội dung kiến nghị đưa KCN Biên Hòa 1 có quy mô 335ha ra khỏi quy hoạch.
Tuy nhiên, theo đề án chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại dịch vụ và cải thiện môi trường do UBND tỉnh Đồng Nai lập thì phần diện tích đất KCN dự kiến chuyển đổi là 324,08ha, giảm 10,92ha so với quy mô KCN Biên Hòa 1.
Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng để có cơ sở đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tránh khiếu nại, khiếu kiện của doanh nghiệp, Bộ đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai bổ sung, làm rõ thêm một số nội dung.
Thứ nhất, UBND tỉnh Đồng Nai cần bổ sung, làm rõ phương án di dời các doanh nghiệp, trong đó có văn bản, tài liệu thể hiện sự đồng thuận của doanh nghiệp phát triển hạ tầng và các doanh nghiệp đang đầu tư trong KCN Biên Hòa 1 trong trường hợp KCN này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa ra khỏi quy hoạch.
Thứ hai, tỉnh Đồng Nai bổ sung, làm rõ sự chênh lệch về quy mô KCN đưa ra khỏi quy hoạch và quy mô KCN được chuyển đổi và phương án xử lý. (Xem thêm)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.