'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vingroup đã công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM về nghị quyết thông qua phương án tham gia đầu tư dự án khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh.
Theo đó, siêu dự án Hạ Long Xanh sẽ do liên danh Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần Vinhomes làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến 232.369 tỷ đồng (tương đương khoảng 10 tỷ USD).
Vốn góp của nhà đầu tư dự kiến bằng 15% tổng mức đầu tư hoặc mức tối thiểu khác theo yêu cầu đối với dự án, trong đó Vingroup dự kiến góp 30% vốn bằng tiền mặt, 85% tổng mức đầu tư còn lại do Vinhomes huy động vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng và nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Dự án có diện tích 4.109ha, trong đó 3.186ha tại thị xã Quảng Yên và hơn 923ha tại TP. Hạ Long. Địa điểm thực hiện tại các phường Hà Khẩu, Đại Yên (thuộc TP. Hạ Long) và các phường, xã Tân An, Hà An, Hoàng Tân, Liên Hòa (thuộc thị xã Quảng Yên).
Dự án sau khi hoàn thành sẽ là khu phức hợp đa năng, mang bản sắc đô thị ven biển, gắn vói khu nghỉ dưỡng sinh thái, sân golf và dịch vụ.... Đây là đô thị được định hướng phát triển hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội, đáp ứng nhu cầu ở của người dân khu vực và phát triển hạ tầng du lịch theo quy hoạch được duyệt. (Xem thêm)
Mới đây, TP Hà Nội đã "trình làng" đề xuất ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại khu tập Thanh Xuân Nam. Đề xuất gồm 2 phương án và do Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thực hiện.
Về hiện trạng tập thể Thanh Xuân Nam, trong khu vực này có tất cả 8 khu nhà tập thể cũ gồm: H3, H4, H8, H9, G4, 5, G6, G7 với số tầng cao trung bình từ 3-5 tầng. Tổng diện tích sàn xây dựng của khu tập thể Thanh Xuân Nam là 68.538,92m2.
Theo phương án 1 của Vinaconex, khu tập thể Thanh Xuân Nam sẽ xây mới 6 tòa chung cư cao 25 tầng, trong đó 12 tầng của mỗi chung cư sẽ dành cho tái định cư.
Trong khi đó, với phương án 2, khu tập thể Thanh Xuân Nam vẫn được xây mới 6 tòa chung cư nhưng chiều cao các tòa này là từ 35-50 tầng. Tuy nhiên, việc tăng chiều cao các khu chung cơ này lại không tuân thủ quy hoạch phân khu.
Phương án này, diện tích sàn và dân số sẽ tăng lên khoảng 1,8 lần so với phương án 1. Bên cạnh đó, ưu điểm của phương án là đủ diện tích cho phần kinh doanh các căn hộ mới mà vẫn đảm bảo cảnh quan hài hòa về tầng cao và chủ đầu tư có hiệu quả dự án.
Theo phương án 2, chủ đầu tư sẽ thực hiện tái định cư và kinh doanh các căn hộ mới theo từng giai đoạn theo tỷ lệ 35-40% dành cho tái định cư, 60-75% dành cho việc kinh doanh. Cụ thể, 12 tầng của các tòa CT1, CT4 sẽ danh cho tái định cư, 13 tầng của 2 tòa CT2, CT3 dành cho tái định cư và 9 tầng của 2 tòa CT5, CT6 dành cho tái định cư. (Xem thêm)
Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong đã báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa kế hoạch thu hút đầu tư các dự án quy mô lớn vào khu vực phía bắc khu kinh tế Vân Phong (thuộc địa bàn huyện Vạn Ninh). Đồng thời, ban quản lý kiến nghị UBND tỉnh cho phép lập và điều chỉnh quy hoạch phân khu đối với các khu chức năng tại đây.
Theo báo cáo, hiện nay, khu phi thuế quan đã được quy hoạch tại bán đảo Hòn Gốm với quy mô lên đến 920ha, gồm cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm rộng 320ha.
Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết năm 2006. Một phần khu vực này đã có dự án bến cảng tổng hợp Bắc Vân Phong (42ha) do Công ty TNHH Cảng Vân Phong đầu tư xây dựng, còn lại vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư.
Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong cũng cho biết đơn vị đã đề xuất UBND tỉnh cho phép điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 khu trung tâm dịch vụ tổng hợp Hòn Gốm nhằm tạo cơ sở pháp lý lựa chọn nhà đầu tư. Đến nay, khu vực này đã có Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn và Tập đoàn Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền quan tâm đầu tư, song việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được đấu thầu rộng rãi theo quy định.
Khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang có diện tích 1.200ha, trong đó có hơn 570ha đã được định hướng quy hoạch chung xây dựng các khu dịch vụ du lịch và đô thị sinh thái biển, còn lại là cây xanh, mặt nước và giao thông. Khu vực này đã được UBND tỉnh giao cho Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 ở khu vực phía bắc Tuần Lễ - Hòn Ngang (diện tích 590ha), còn lại khoảng 600ha chưa được lập quy hoạch. (Xem thêm)
Có hay không việc người nước ngoài “núp bóng” người Việt Nam để có quyền sử dụng đất đai ở Đà Nẵng như báo chí đã nêu thời gian qua là câu hỏi của đại biểu Huỳnh Bá Thành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 15, hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ IX, tổ chức ngày 8/7.
Trả lời câu hỏi trên, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng Tô Văn Hùng khẳng định, theo quy định hiện hành, cá nhân là người nước ngoài không thuộc đối tượng được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được nhà nước cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, thời hạn thuê đất theo thời hạn của dự án đầu tư nhưng không quá 50 năm.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn là giá trị quyền sử dụng đất phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.
Theo ông Tô Văn Hùng, đối với các dự án, khu đất thuộc khu vực ven biển, biên giới biển, các sở, ngành liên quan đã tham mưu UBND thành phố có văn bản xin ý kiến của các Bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao trước khi thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Tuy nhiên, quy định của pháp luật về đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn với doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư kinh doanh. Đồng thời, việc lập thủ tục đăng ký góp vốn nêu trên do cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện, không được yêu cầu nhà đầu tư nộp thêm giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp Việt Nam đang quản lý, sử dụng đất, sau khi góp vốn có yếu tố nước ngoài sẽ trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư có liên quan đến đất đai.
Cơ quan công chứng chứng thực, cơ quan đăng ký đất đai không đủ thẩm quyền, chức năng để xác định và từ chối các trường hợp người nước ngoài “núp bóng” đứng tên mua đất.
Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị có sự tham gia, phối hợp cung cấp thông tin ngay từ ban đầu của các cơ quan quốc phòng, an ninh để kịp thời xử lý.
Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Hóa (bên mời thầu) cho biết trong quý III/2020, sẽ chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị mới thuộc dự án số 4, khu đô thị mới trung tâm TP. Thanh Hóa. Liên danh Taseco được biết đến là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển, khả năng cao sẽ được chỉ định làm dự án này.
Dự án số 4 có tổng chi phí thực hiện dự kiến 1.158 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng không quá 5 năm. Phương thức lựa chọn nhà đầu tư là 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ.
Dự án sẽ được thực hiện tại phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa với tổng diện tích 156.687m2, trong đó diện tích đất ở là 72.222m2, diện tích đất công cộng dịch vụ là 17.795m2, diện tích đất cây xanh mặt nước là 8.641m2, diện tích đất giao thông là 37.028m2, phần còn lại là diện tích đất đường gom.
Mục tiêu của dự án là xây dựng khu dân cư mới đồng bộ về hạ tầng; tạo quỹ đất phục vụ đất ở thương mại, biệt thự cho khu vực, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách từ việc khai thác quỹ đất.
Cách đây tròn một tháng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án trên.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết chỉ có 1 nhà đầu tư trúng sơ tuyển là liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Taseco (Taseco Land) - Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (Taseco) - Công ty Cổ phần Đầu tư bất động sản Phú Mỹ (Phú Mỹ Land). (Xem thêm)
Tập đoàn Thiên Thanh vừa tổ chức buổi họp báo công bố thông tin thực trạng pháp lý và kế hoạch đầu tư phát triển dự án tại sân vận động Chi Lăng ở TP. Đà Nẵng.
Tại buổi họp báo, đại diện Tập đoàn Thiên Thanh cho biết thời điểm năm 2010, Tập đoàn Thiên Thanh nhận được thông tin chính quyền Đà Nẵng kêu gọi đầu tư vào dự án sân vận động Chi Lăng (55.000m2 đất ở) và Thiên Thanh là đơn vị duy nhất đăng ký đầu tư. Năm 2012, Bộ Xây dựng đã có công văn đồng ý với Tập đoàn Thiên Thanh về phát triển dự án này thành khu phức hợp thương mại, dịch vụ đa ngành.
Theo đại diện Tập đoàn Thiên Thanh, giá trị quyền sử dụng đất dự án này ban đầu là 1.390 tỷ đồng. Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp đủ tiền trong 60 ngày nên được chính quyền giảm 10% (tức 139 tỷ đồng). Sau đó toàn bộ dự án được phân thành 14 lô, trong đó, 10 lô được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, do vướng vào vụ án ông Phạm Công Danh (nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) nên dự án này bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Hiện nay, TP. Đà Nẵng có chủ trương thu hồi lại số đất đã giao cho Tập đoàn Thiên Thanh và sẽ hoàn trả lại số tiền đã thu từ tập đoàn này. Trong khi đó, Tập đoàn Thiên Thanh vẫn mong muốn gặp gỡ, đàm phán với TP. Đà Nẵng để tiếp tục dự án. (Xem thêm)
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, vừa ký báo cáo Số 77/BC-UBND, trả lời kiến nghị của cử tri huyện Thăng Bình về việc triển khai dự án khu nghỉ dưỡng quốc tế An Thịnh – PPC, do Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An làm chủ đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, khu nghỉ dưỡng quốc tế An Thịnh - PPC được tỉnh cấp quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 3/2017, địa điểm thực hiện tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình. Dự án có diện tích khoảng 199ha, tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.300 tỷ đồng.
Để tăng cường công tác quản lý hiện trạng, đất đai, đồng thời tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo đúng tiến độ, tỉnh bàn giao 22,76ha cho Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An để thực hiện quản lý hiện trạng trong khi chờ thực hiện các thủ tục đất đai.
Chủ đầu tư đã làm việc với UBND huyện Thăng Bình và Trung tâm phát triển quỹ đất Thăng Bình về phương án thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, hợp đồng với Binh đoàn Lũng Lô rà phá bom mìn, tiếp tục đàm phán với nhà tư vấn để thiết kế và đầu tư dự án.
Tuy nhiên, đến nay Công ty Cổ phần Quốc tế Nam Hội An không tiếp tục thực hiện các thủ tục triển khai thực hiện dự án theo quyết định chủ trương đầu tư đã cấp.
Chủ tịch tỉnh thông tin hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư đang thực hiện các trình tự và hồ sơ để chấm dứt hoạt động dự án theo quy định của Điều 48 Luật Đầu tư và đề xuất UBND tỉnh thu hồi các hồ sơ có liên quan theo đúng quy định. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.