'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc về quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ tổ chức ngày 17/3, đại diện tư vấn lập quy hoạch cho biết hiện nay hệ thống đường cao tốc đã hoàn thiện, đưa vào khai thác là 1.046km, đang thi công hơn 900km, thực hiện được trên 90% so với quy hoạch.
Một số dự án theo quy hoạch chưa thực hiện được có thể kể đến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc phía Tây đường Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc kết nối đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), các tuyến đường vành đai của Hà Nội và TP. HCM.
Hệ thống quốc lộ cơ bản đã đạt được cấp đường theo quy hoạch, trong đó đã hoàn thành mở rộng Quốc lộ 1, mở rộng đường ven biển.
Đánh giá về kết nối đường bộ với các phương thức vận tải khác, đại diện liên danh tư vấn cho biết tính kết nối giữa hệ thống đường bộ quốc gia với các phương thức vận tải khác chưa đáp ứng yêu cầu.
Một số cảng biển, đặc biệt như cảng Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải chưa có cao tốc kết nối theo quy hoạch. Các cảng, trung tâm đầu mối khác chỉ một số tuyến quốc lộ kết nối và đa phần là tuyến nội thị có quy mô và năng lực chưa đáp ứng yêu cầu. Đối với các phương thức vận tải khác như đường sắt, hàng không cũng trong tình trạng tương tự.
Về nguồn lực đầu tư, đơn vị tư vấn cho biết giai đoạn 2011 - 2020, nhu cầu của ngành giao thông là 1,4 triệu tỷ đồng; trong khi đó thực tế huy động chỉ đạt khoảng 980 triệu tỷ đồng.
Đối với đường bộ, giai đoạn huy động được nguồn vốn lớn nhất là giai đoạn 2011 - 2015 đạt gần 380.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020 chỉ huy động được 185.000 tỷ đồng và cơ cấu nguồn vốn huy động chưa đáp ứng yêu cầu, nguồn vốn ngoài ngân sách có xu hướng giảm...
Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng tuy còn nhiều vấn đề phải bổ sung nhưng quy hoạch đã có bước đột phá thể hiện ở việc kết nối đường bộ với các loại hình khác, hay mạnh dạn đặt mục tiêu đến năm 2050 có trên 9.000 km đường cao tốc.
Đối với dự báo lưu lượng vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh chủ trương là giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị phần vận tải đường thủy và đường biển, phát triển vận tải biển thay thế vận tải đường bộ. Bên cạnh đó, tăng thị phần vận tải đường sắt, hàng không.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu có sự điều chỉnh đầu tư công, tăng đầu tư công cho một số lĩnh vực khác, giảm đầu tư công cho đường bộ, đáp ứng được thị phần vận tải giữa các lĩnh vực.
Đồng thời, cần có định hướng rõ ràng, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, vượt quá nguồn vốn; đánh giá lại cả 5 lĩnh vực (đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sắt và đường thuỷ) để định hướng đầu tư công, điều chỉnh cưỡng bức lại thị phần vận tải.
Liên quan đến kết nối giao thông đường bộ với 4 lĩnh vực còn lại, Bộ trưởng yêu cầu phải đánh giá kỹ lưỡng việc kết nối, xác định được các nút thắt, các điểm nghẽn với các công trình, dự án trọng điểm quốc gia như cảng hàng không, trung tâm đường thủy nội địa, ga đường sắt.
Đánh giá hiện trạng thực hiện quy hoạch vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng mục tiêu đến năm 2020 có 2.500 km đường cao tốc chưa đạt được là do việc triển khai kế hoạch đầu tư công còn chậm, có nguyên nhân chính từ chậm giải phóng mặt bằng.
Trên cơ sở thực tiễn, ngành giao thông đặt mục tiêu đến năm 2030 tập trung xây dựng các tuyến cao tốc liên kết vùng, kết nối với cảng biển, các trung tâm sân bay lớn, phấn đấu đến năm 2030 có 5.000km đường cao tốc và đến năm 2050 có hơn 9.000km đường cao tốc.
Để đẩy nhanh tiến độ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng cần có cơ chế đột phá phát triển hạ tầng đường cao tốc thời gian tới, đột phá về cách thức triển khai, lựa chọn danh mục đầu tư, trình Chính phủ cho phép giải phóng mặt bằng sạch toàn bộ trước, sau đó lập dự án đầu tư toàn bộ 5.000km đường cao tốc.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.