Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
- Tại Chỉ thị 01/CT-TTg (ngày 5/1/2019), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước ngày 31/3/2019, các bộ, ngành, địa phương phải chuyển giao toàn bộ doanh nghiệp không thoái vốn đúng tiến độ về SCIC. Thưa ông, các bộ, ngành, địa phương chắc không dám “phớt lờ” yêu cầu của Thủ tướng?
Trước thực tế nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt; chưa quyết liệt thực hiện việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa về SCIC, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg về việc tăng cường công tác chỉ đạo, đẩy mạnh cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Chỉ thị yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước xây dựng lộ trình, thời gian cụ thể để triển khai việc thoái vốn tại doanh nghiệp theo Quyết định 1232/QĐ-TTg (ngày 17/8/2017); rà soát các đơn vị thoái vốn chưa thực hiện được trong giai đoạn 2016 - 2018 để chuyển giao sang SCIC thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2019 - 2020. Thời gian chuyển giao các doanh nghiệp chưa thoái vốn về SCIC là trước ngày 31/3/2019.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới có Bộ Công thương và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện nghiêm túc, trong khi các bộ, ngành, địa phương vẫn muốn “gắn bó” với doanh nghiệp.
- Như vậy, có thể nói, nhiều bộ, ngành, địa phương “phớt lờ” chỉ đạo của Thủ tướng?
Tôi không dám nói là “phớt lờ” chỉ đạo của Thủ tướng, nhưng rõ ràng, việc không chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa về SCIC là chưa chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 01/CT-TTg.
- SCIC đã có động thái gì trước hành động có thể nói là chây ỳ trong việc bàn giao doanh nghiệp về SCIC, thưa ông?
Ngày 18/7/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020” (ban hành kèm theo Quyết định 1232/QĐ-TTg). Danh mục này nêu đích danh doanh nghiệp phải thoái vốn tối thiểu và lộ trình thoái vốn.
Cụ thể, năm 2017 thoái vốn tại 135 doanh nghiệp; năm 2018 thoái vốn tại 181 doanh nghiệp; năm 2019 thoái vốn tiếp 62 doanh nghiệp; năm 2020 thoái vốn tại 28 doanh nghiệp còn lại. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, từng bộ, ngành, địa phương phải rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung kịp thời việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp chưa có trong danh mục này.
Tuy nhiên, quá trình triển khai việc thoái vốn diễn ra quá chậm chạp, nên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 01/CT-TTg. Trong đó, yêu cầu, các doanh nghiệp nằm trong lộ trình thoái vốn năm 2017 và 2018 mà chưa thoái được thì phải chuyển giao về SCIC để SCIC thoái vốn.
Ngay sau khi có Chỉ thị 01/CT-TTg, chúng tôi đã phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi công văn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương cung cấp danh sách doanh nghiệp chưa thoái vốn phải bàn giao về SCIC.
- SCIC đã nhận được danh sách đầy đủ số lượng doanh nghiệp phải bàn giao theo Chỉ thị 01/CT-TTg, thưa ông?
Chúng tôi đã nhận được danh sách doanh nghiệp chưa thoái vốn, nhưng ngoại trừ Bộ Công thương và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch bàn giao doanh nghiệp chưa thoái vốn theo đúng quy định, tất cả các bộ, ngành, địa phương còn lại hoặc chưa bàn giao hết, hoặc không bàn giao doanh nghiệp nào.
Trong công văn phản hồi mà chúng tôi nhận được, các bộ, ngành, địa phương đều thừa nhận gặp khó khăn trong việc thoái vốn, nên chưa thoái được, nhưng xin được tiếp tục quản lý doanh nghiệp và tiếp tục thoái vốn trong năm 2019 và năm 2020 theo đúng tinh thần của Quyết định 1232/QĐ-TTg.
- Có thể các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là người đứng đầu, đã “nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc” để làm quyết liệt hơn trong việc thoái vốn trong thời gian tới, nên không muốn bàn giao về SCIC?
Theo Quyết định 1232/QĐ-TTg thì giai đoạn 2017 - 2020 thực hiện thoái khoảng 60.000 tỷ đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết năm 2018, các bộ, ngành, địa phương (không tính các tập đoàn, tổng công ty thoái vốn đầu tư ngoài ngành) mới thoái được 7.885 tỷ đồng tại 18 doanh nghiệp.
Trong khi đó, chỉ riêng SCIC từ năm 2017 đến tháng 5/2019 đã thoái được toàn bộ vốn nhà nước tại 47 doanh nghiệp và bán bớt vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp, thu về cho Nhà nước 20.111 tỷ đồng trên giá vốn 3.077 tỷ đồng.
Nửa thời gian thực hiện Quyết định 1232/QĐ-TTg đã trôi qua mà số lượng doanh nghiệp thoái vốn đạt được vô cùng ít thì nửa thời gian còn lại làm sao có thể hoàn thành kế hoạch. Trước thực tế này, có bộ, ngành, địa phương còn muốn tiếp tục giữ lại doanh nghiệp sau năm 2020, tiếp tục tái cơ cấu trong trường hợp không thoái được vốn.
Tôi cũng không hiểu vì sao các bộ, ngành, địa phương lại quá “thiết tha, gắn bó” với doanh nghiệp. Lộ trình tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn kéo dài tận 4 năm (từ năm 2017 đến hết 2020) mà không tái cơ cấu được, tôi không biết sau năm 2020 số doanh nghiệp chưa chuyển giao về SCIC sẽ được tiếp tục tái cơ cấu ra sao.
- Bộ, ngành, địa phương nào không chuyển giao doanh nghiệp về SCIC thì phải chịu trách nhiệm gì, thưa ông?
Họ phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ. Còn xử lý kỷ luật thế nào thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian chưa bàn giao, các bộ, ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm quản lý, tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Còn nếu bàn giao sang SCIC, thì trách nhiệm quản lý, nâng cao hiệu quả, tái cơ cấu doanh nghiệp do chúng tôi thực hiện.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.