Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: 'Ngành giao thông cần 1 triệu tỷ nhưng Quốc hội chỉ bố trí 235 nghìn tỷ'

Đức Thọ - 18/07/2020 15:34 (GMT+7)

(VNF) - Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết: "Trong nhiệm kỳ này, Bộ dự kiến báo cáo Quốc hội, Chính phủ gần 1 triệu tỷ đồng nhưng Quốc hội chỉ bố trí được 235 nghìn tỷ, vì thế nếu chỉ dựa vào ngân sách thì sẽ rất khó khăn".

VNF

Ông Thể cũng cho rằng: "Nhu cầu phát triển giao thông ở tất cả các vùng miền, các tỉnh, thành rất lớn nhưng khả năng đáp ứng thấp. Nhiều địa phương kiến nghị về các dự án kéo dài gây bức xúc nhưng thực tế là do không có vốn".

Ông Thể cho biết thêm rằng Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành trung ương, các địa phương xây dựng các phương án để cuối năm nay báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét, bố trí vốn trong nhiệm kỳ 2021-2025.

Người đứng đầu ngành giao thông mong muốn có sự chia sẻ hơn nữa từ các bộ, ngành trung ương và các địa phương; tăng cường phối hợp nhiều kế hoạch, trong đó có đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để giảm phần đầu tư của nhà nước, bởi chỉ dựa vào ngân sách nhà nước thì sẽ rất khó khăn.

Về tiến độ giải ngân vốn ngành giao thông năm 2020, ông Thể cho biết ngành giao thông sẽ giải ngân 100% vốn ngân sách trong nước, khoảng 30 nghìn tỷ, kể cả vốn nước ngoài là khoảng 40 nghìn tỷ đồng.

Để giải ngân được, ông Thể kiến nghị các địa phương hỗ trợ tối đa việc giải phóng mặt bằng để hoàn thành kế hoạch giải ngân, nếu không được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu tư vào địa phương.

Hiện các dự án như: cao tốc Cam Lộ - La Sơn; cao tốc Nha Trang - Cam Lâm (sắp triển khai); cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan; QL14B; QL40B; QL19 nối Bình Định - Gia Lai (dự kiến khởi công vào tháng 12/2020) hiện vẫn đang vướng vấn đề mặt bằng...

Ông Thể cho hay: "Chính phủ quy định việc giải phóng mặt bằng là trách nhiệm của các địa phương. Tiến độ giải phóng mặt bằng cũng sẽ là tiêu chí để đánh giá, xem xét bố trí phân bổ nguồn ngân sách cho đầu tư hạ tầng giao thông ở các địa phương. Vì thế, lãnh đạo các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng".

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.