Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo đó, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật. Đây là dự án đầu tư siêu đô thị kết hợp với đầu tư công viên quy mô lớn tại TP. HCM nhưng vướng thủ tục đầu tư trong nhiều năm qua.
Hồi giữa năm 2016, Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula (liên danh giữa Vạn Thịnh Phát, Pavilion Group và Genting Group) đã tổ chức khởi công dự án khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị (tên thương mại là Saigon Peninsula) ở phường Phú Thuận, quận 7, TP. HCM. Dự án này có tổng diện tích lên tới hơn 117 ha và vốn đầu tư là 6 tỷ USD.
Dự án Saigon Peninsula được quảng cáo là một siêu khu đô thị đa chức năng nhưng sau nhiều năm vẫn án binh bất động (Ảnh phối cảnh dự án).
Tại thời điểm triển khai dự án, Saigon Peninsula được quảng cáo là một siêu khu đô thị đa chức năng. Trong đó, Pavilion Group giữ vai trò chủ đạo trong quy hoạch tổng thể và triển khai xây dựng công trình điểm nhấn, gồm trung tâm thương mại bán lẻ chất lượng cao kết hợp với khách sạn 5 sao, khu căn hộ cao cấp và biệt thự nghỉ dưỡng cùng các cao ốc văn phòng hạng A...
Còn Genting Group tham gia xây dựng cảng tàu khách quốc tế của dự án này với quy mô lên đến 4,6 ha, chiều dài dự kiến khoảng 600 m. Khi đưa vào hoạt động, có thể đón các lượt khách quốc tế với tải trọng lên đến 200.000 GRT. Cảng tàu khách quốc tế của dự án Saigon Peninsula sẽ là cảng tàu khách lớn nhất tại Việt Nam.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện dự án Saigon Peninsula vẫn là một bãi đất trống mênh mông với cỏ dại, cây cối cao quá đầu người. Con đường Đào Trí dẫn vào dự án lồi lỏm “ổ voi”. Bên trong dự án chưa triển khai xây dựng. Nguyên nhân là do dự án chưa được chấp thuận đầu tư.
Hiện dự án Saigon Peninsula vẫn là một bãi đất trống mênh mông với cỏ dại, cây cối cao quá đầu người.
Sau 4 năm khởi công, dự án siêu đô thị Saigon Peninsula vẫn án binh bất động.
Trước đó, năm 2007 UBND TP. HCM đã chấp thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula đầu tư dự án. Đến năm 2011, TP. HCM tiếp tục có văn bản giao đất thực hiện san lấp mặt bằng dự án. Năm 2016, nhà đầu tư hoàn thành đền bù giải tỏa 93% diện tích đất dự án. Tháng 4/2017, TP. HCM tiếp tục có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Bộ này lấy ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư dự án theo thẩm quyền.
Tại thời điểm năm 2017, với tổng vốn đầu tư dự án khoảng 18.000 tỷ đồng, diện tích đất xây dựng dự án hơn 117 ha thì dự án Saigon Peninsula thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng.
Được biết, Tập đoàn Sài Gòn Peninsula có vốn điều lệ 18.000 tỷ đồng do ông Nguyễn Minh Tuấn là chủ sở hữu và là người đại diện pháp luật. Dự án Saigon Peninsula có tổng vốn đầu tư dự kiến 6 tỷ USD. Theo hồ sơ, Sài Gòn Peninsula sẽ huy động từ 3 nguồn là vốn chủ sở hữu từ chủ đầu tư là 6.000 tỷ đồng (chiếm 65% tổng vốn đầu tư), vốn vay dự kiến 3.000 tỷ đồng (chiếm 32,5%) và vốn ứng trước của khách hàng 232 tỷ đồng (chiếm 2,5%).
Theo kế hoạch của chủ đầu tư, dự kiến khâu chấp thuận chủ trương đầu tư dự án hoàn thành trong quý 4/2016, giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại thực hiện quý 1/2017, triển khai hệ thống hạ tầng kỹ thuật dự án vào quý 2/2017, hạ tầng xã hội từ quý 4/2017 đến quý 1/2018. Tuy nhiên trên thực tế, sau 4 năm lễ khởi công dự án Saigon Peninsula được chủ đầu tư tổ chức hoành tráng, đến nay dự án vẫn nằm im bất động.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.