'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vừa kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh thu hồi Quyết định 57/QĐ-KCN ngày 1/10/2019 về phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết sử dụng đất (quy hoạch ngành nghề - lần 4) KCN Phú Hội do chính cơ quan này ký và ban hành, vì không đảm bảo các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cũng kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo ban quản lý các KCN tỉnh Lâm Đồng chấm dứt việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, bố trí đất cho các dự án không đúng quy định về quản lý chi tiết xây dựng tại Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 6/1/2009 của UBND tỉnh.
Theo Kết luận thanh tra số 1364 (ngày 22/11/2021) của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, 3/26 dự án được kiểm tra có vị trí đất được bố trí không phù hợp giữa ngành nghề sản xuất kinh doanh với quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định tại Quyết định số 15 (ngày 6/1/2009) của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch xây dựng KCN Phú Hội.
Thế nhưng, ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 57 (ngày 1/10/2019) phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết sử dụng đất (quy hoạch ngành, nghề - lần 4) nhằm “hợp thức hóa” các sai phạm trên bằng cách điều chỉnh, bổ sung nhóm ngành, nghề mới “khác” vào tất cả các khu quy hoạch ngành, nghề đã được UBND tỉnh phê duyệt của KCN Phú Hội là vượt thẩm quyền (thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh).
Căn cứ Quyết định số 57, ban quản lý các KCN tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Giấy CNĐKĐT) và bố trí đất cho một số dự án đầu tư mới tại KCN Phú Hội có vị trí không phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo Quyết định số 15/QĐUBND của UBND tỉnh.
Đáng chú ý, Công ty Phát triển hạ tầng (PTHT) KCN Lộc Sơn - Phú Hội đã ký 8 hợp đồng cho thuê lại diện tích 9,433ha đất tại KCN Lộc Sơn chưa đúng thẩm quyền theo quy định, do Công ty PTHT KCN chưa được Sở Tài nguyên và Môi trường ký hợp đồng cho thuê đất nên chưa có quyền ký hợp đồng cho thuê lại diện tích đất này.
Kết luận thanh tra số 1364 của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng còn cho thấy, có 46 hợp đồng cho thuê lại đất sau ngày 3/3/2017 chưa xác định cụ thể tiến độ sử dụng đất và biện pháp xử lý quy định. Kỳ lạ hơn, Công ty PTHT KCN Lộc Sơn - Phú Hội ký hợp đồng cho thuê lại đất với 3 doanh nghiệp tại KCN Lộc Sơn vượt quá thời gian được cho thuê đất.
Về quản lý, sử dụng đất được thuê lại của các chủ đầu tư, theo Thanh tra tỉnh Lâm Đồng, Ban Quản lý các KCN và Công ty PTHT KCN Lộc Sơn - Phú Hội thiếu trách nhiệm không kiểm tra, đôn đốc và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền về tình trạng các chủ đầu tư chưa đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng đối với 18/31 dự án tại các KCN.
Trong đó, ban quản lý các KCN, Công ty PTHT KCN chưa kịp thời tham mưu các cấp có thẩm quyền, đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích 10,271ha đất vi phạm tại 8 dự án chậm đưa đất vào sử dụng từ 36 đến 135 tháng theo quy định tại khoản 8, Điều 51, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 36, Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
“Một số chủ đầu tư dự án sử dụng đất không đúng mục tiêu đầu tư (như sản xuất, kinh doanh điện mặt trời, cho thuê lại nhà xưởng) là có dấu hiệu trục lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước (miễn giảm tiền thuê lại đất, ưu đãi thuế)”, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng kết luận.
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp tiến hành rà soát, làm việc trực tiếp với 4 chủ đầu tư trong việc thực hiện dự án đầu tư, sử dụng đất, tài sản theo nội dung Giấy CNĐKĐT được cấp và các quy định của pháp luật liên quan, gồm: Công ty Cổ phần Vinasolar Bảo Lộc; Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex; Công ty TNHH Vườn hạnh phúc Đà Lạt; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại TCB.
Nếu đủ căn cứ các dự án này lợi dụng chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh để thu lợi thì kiên quyết thu hồi Giấy CNĐKĐT vì sử dụng đất không đúng mục đích, không triển khai sản xuất, kinh doanh theo tiến độ, mục tiêu đã cấp trong Giấy CNĐKĐT.
“Đối với các đơn vị có phát sinh doanh thu từ hoạt động đầu tư ngoài Giấy CNĐKĐT được cấp (như bán điện mặt trời mái nhà, cho thuê nhà xưởng), cần rà soát, xem xét lại các điều kiện, nội dung ưu đãi đầu tư về thu tiền cho thuê lại đất, các loại thuế, phí sử dụng hạ tầng để xử lý; trường hợp không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư cần xem xét thu hồi các khoản ưu đãi theo đúng quy định; kiên quyết xử lý, tham mưu các cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với việc sản xuất, kinh doanh không đúng mục tiêu đầu tư theo Giấy CNĐKĐT”, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng kiến nghị.
Trước đó, trong tháng 8/2021, đã có loạt bài báo về điều tra, chỉ ra nhiều vi phạm của chủ đầu tư các dự án đầu tư điện mặt trời “ký sinh” tại KCN Lộc Sơn và KCN Phú Hội.
Các bài báo phản ánh, thời gian qua, tại KCN Lộc Sơn và KCN Phú Hội, tỉnh Lâm Đồng có gần 10 doanh nghiệp đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng. Một số doanh nghiệp đầu tư, lắp dựng nhằm phục vụ sản xuất, kinh doanh. Một số doanh nghiệp khác cho các đơn vị bên ngoài KCN thuê lại mặt bằng và mái nhà xưởng để lắp đặt.
Cá biệt, trên cùng một vị trí của dự án (mục tiêu là sản xuất công nghiệp) có tới 2 - 3 doanh nghiệp bên ngoài vào đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái để mức công suất không quá 1 MW nhằm hưởng giá bán điện theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đáng nói, dù vi phạm nhưng một số hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái vẫn được đấu nối vào hệ thống lưới điện của Công ty Điện lực Lâm Đồng. Phản hồi đến Báo Đầu tư sau loạt bài điều tra, một số chủ đầu tư đã thừa nhận các sai sót mà báo đã nêu, đồng thời cho biết đang khắc phục vi phạm.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.