Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
UBND của Nam Định vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị được lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11), giai đoạn 1.
Theo quy hoạch, tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định (CT.11) có điểm đầu tại Km0+00 (Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam); điểm cuối giao với tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) với chiều dài toàn tuyến khoảng 50,6 km.
Trong giai đoạn 1, dự án sẽ đầu tư xây dựng đoạn từ đầu tuyến Km0+00 (Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, tỉnh Hà Nam) đến giao với Quốc lộ 10, TP. Nam Định trước năm 2030 (Giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030) với chiều dài khoảng 25,1 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Hà Nam khoảng 16,6 km, đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định khoảng 8,5 km.
Tuyến đường thuộc dự án sẽ xây dựng theo quy mô tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, làn dừng khẩn cấp 2 bên, đường song hành, đường gom 2 bên, vận tốc thiết kế 100 km/h.
Tổng mức đầu tư Dự án giai đoạn I dự kiến khoảng 9.400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Thời gian thực hiện Dự án giai đoạn I là từ năm 2024 đến năm 2028; toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Nam Định, Hà Nam tự bố trí đối với đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh.
Đối với đoạn BOT (từ trạm thu phí Mỹ Lộc tỉnh Nam Định đến Quốc lộ 10, TP Nam Định dài khoảng 3,9 km) hết hạn thu phí năm 2028, UBND tỉnh Nam Định sẽ đàm phán để thanh lý hợp đồng vào năm 2025 bằng ngân sách tỉnh để đầu tư đồng bộ theo quy mô đường cao tốc trên toàn tuyến.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.